Lấy công nghệ “trị” công nghệ
Ông đánh giá như thế nào về sự bùng nổ của hoạt động kinh doanh TMĐT thời gian gần đây cũng như những khó khăn trong công tác quản lý thuế?
- Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới là một lĩnh vực đặc thù, rất khác biệt so với hoạt động kinh doanh thương mại truyền thống. Do tính chất mới mẻ, khác biệt và biến đổi mạnh gắn với những thành tựu mới của công nghệ thông tin nên chính sách và hoạt động quản lý thuế đối với lĩnh vực này thời gian qua tuy đã đặt được nền móng quan trọng song vẫn có những khía cạnh cần tiếp tục hoàn thiện để tạo cơ sở chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới.
Đầu tiên phải bàn đến là những hạn chế ở hành lang pháp lý. Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/20219 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 đã tạo nền tảng pháp lý cơ bản để quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới. Tuy nhiên, hiện nay còn những khoảng trống pháp lý đối với các sắc thuế đặc thù (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung. Điều này làm xói mòn cơ sở thuế và khó xác định căn cứ tính thuế đối với TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới.
Bên cạnh đó, thực tế hiện nay, ngoài trường hợp tổ chức hợp tác với cá nhân đã thiết lập được cơ chế pháp lý phù hợp để quản lý thuế thì quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh TMĐT của cá nhân bán hàng thông qua sàn giao dịch TMĐT chưa quán triệt đầy đủ nguyên tắc “khấu trừ tại nguồn” trong bối cảnh mới của hoạt động TMĐT. Như đã nêu trên, theo Thông tư số 100/2021/TT-BTC, bên cạnh trách nhiệm cung cấp thông tin, sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự. Với quy định như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự, nếu cá nhân không tự nguyện ủy quyền thì sàn giao dịch TMĐT không bắt buộc phải kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân. Để thu hút cá nhân giao dịch trên sàn giao dịch TMĐT của mình và giảm bớt khối lượng công việc, trong trường hợp không bị bắt buộc, các sàn giao dịch TMĐT thường không khuyến khích cá nhân ủy quyền kê khai, nộp thuế thay. Như vậy, với quy định hiện hành, trên thực tế mới chỉ ràng buộc trách nhiệm cung cấp thông tin của sàn giao dịch TMĐT mà chưa có ràng buộc trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay trong những điều kiện thực tiễn phù hợp để thực hiện nghĩa vụ này.
Song song với đó, hiện cũng chưa quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật về loại thông tin cung cấp, cách thức và thời hạn cung cấp thông tin của cá nhân trong trường hợp sàn giao dịch TMĐT không kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân.
Về phía cơ quan quản lý, đến nay, vẫn chưa có hệ thống công nghệ thông tin dò tìm tự động áp dụng trên phạm vi toàn quốc để cảnh báo và xác định các giao dịch đáng ngờ liên quan đến TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới. Các hoạt động rà soát giao dịch đáng ngờ để yêu cầu kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng số và internet vẫn thực hiện bằng các công nghệ dò tìm rời rạc. Đồng thời, cũng chưa có giải pháp công nghệ đồng bộ để buộc nhà cung cấp nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Vậy cần giải pháp nào nâng cao hiệu quả chính sách và quản lý thuế đối với TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới, thưa ông?
Thứ nhất, theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam thì cơ sở thường trú được xác định là một cơ sở sản xuất - kinh doanh mà qua đó doanh nghiệp nước ngoài thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Ý tưởng tương tự như vậy cũng được quy định trong các hiệp định thuế song phương giữa Việt Nam và các nước. Cụm từ “Cơ sở sản xuất - kinh doanh” được giải thích cụ thể gắn với một không gian cố định như chi nhánh, văn phòng đại diện, kho hàng, công trình xây dựng… Điều này dẫn đến khả năng các công ty đa quốc gia hoạt động TMĐT và kinh doanh nội dung số sử dụng không gian mạng như một phương thức tránh hình thành cơ sở thường trú để tránh thuế ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do vậy, trong thời gian tới đây cần sửa đổi định nghĩa về cơ sở thường trú trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, cần khẩn trương ký kết hiệp định thuế đa phương để sửa đổi một số điều khoản của các hiệp định thuế song phương, trong đó có điều khoản về cơ sở thường trú.
Thứ hai, cũng như thông lệ các nước, thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam được đánh theo nguyên tắc điểm đến. Theo đó, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam. Trong thực tiễn đã nảy sinh vướng mắc khi xác định đối tượng chịu thuế đối với một số sản phẩm vô hình và dịch vụ kỹ thuật số cung cấp trên mạng internet (trừ quảng cáo trên internet và đào tạo trực tuyến đã được quy định riêng). Điều này đặt ra yêu cầu trong thời gian tới phải sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng cho bao quát hết những sản phẩm, dịch vụ này. Thêm vào đó, về lâu dài, cần nghiên cứu sửa đổi quy định pháp luật về thủ tục kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng và các sắc thuế tiêu dùng theo hướng có thể tính thuế và thu thuế tự động gắn với thời gian thực phát sinh nghĩa vụ thuế cho phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh tế số.
Thứ ba, cần bổ sung những trường hợp mà sàn giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân; bổ sung cụ thể vào Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý thuế loại thông tin cung cấp, cách thức và thời hạn cung cấp thông tin của cá nhân trong trường hợp sàn giao dịch TMĐT không kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân. Đồng thời, xác định rõ giới hạn trách nhiệm bảo mật thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan để vừa đảm bảo chống thất thu thuế, vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cá nhân kinh doanh TMĐT.
Nhiều ý kiến cho rằng, phải sử dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Theo tôi, những khó khăn, thách thức trong quản lý thuế đối với TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới xuất phát từ các đặc điểm của mô hình kinh doanh này gắn với công nghệ hiện đại. Đồng thời, kết quả chống thất thu thuế từ hoạt động TMĐT thời gian qua cũng gắn với việc hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo nền tảng cho cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng công nghệ để kiểm soát giao dịch TMĐT. Điều này cho thấy, để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới thì nhất thiết phải áp dụng công nghệ ở trình độ ngày càng cao trong quản lý thuế.
Cần tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý thuế đối với TMĐT, trong đó, công nghệ thông tin là nòng cốt gắn với các công nghệ hiện đại khác để kiểm soát các giao dịch kinh doanh của người nộp thuế. Theo đó, cần từng bước triển khai các hoạt động sau: xây dựng phần mềm dò tìm tự động để phát hiện các giao dịch đáng ngờ trên internet làm cơ sở yêu cầu người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc thực hiện thanh tra, kiểm tra, ấn định thuế; phát triển hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc kê khai, tính thuế, nộp thuế điện tử một cách thuận tiện nhất; ứng dụng các công nghệ tích hợp hiện đại (vật lý, sinh học…) để phát hiện dấu hiệu vận chuyển hàng trong mô hình TMĐT thanh toán tiền mặt. Về lâu dài, cùng với việc sửa đổi quy định pháp luật về kê khai, nộp thuế, cần phát triển hệ thống tính thuế tự động gắn với không gian và thời gian thực của giao dịch trong nền kinh tế số.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tính toán điều hành giá để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025
18:32 | 04/02/2025 Tài chính
Các mức thuế quan mới của Mỹ gây xáo trộn lớn trong chuỗi cung ứng
13:06 | 03/02/2025 Nhìn ra thế giới
Cung cầu thị trường Tết không có diễn biến bất thường về giá
18:38 | 29/01/2025 Tài chính
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
19:51 | 05/02/2025 Tài chính
Chứng khoán 2025: Kỳ vọng tạo sự đột phá về quy mô và chất lượng
16:40 | 05/02/2025 Chứng khoán
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
10:31 | 01/02/2025 Tài chính
Hiện đại hoá nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước tăng hiệu quả thu - chi ngân sách
20:46 | 30/01/2025 Thuế - Kho bạc
Những bước đi quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá toàn diện ngành Thuế
08:40 | 27/01/2025 Thuế - Kho bạc
Chính thức vận hành sàn giao dịch các-bon tại Việt Nam từ năm 2029
12:06 | 26/01/2025 Tài chính
Sức bật của ngành bảo hiểm trong năm 2024
08:12 | 26/01/2025 Tài chính
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Việt Nam đã sẵn sàng cho sân chơi lớn
13:41 | 25/01/2025 Chứng khoán
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt cho tăng trưởng 8% trở lên
TP Hồ Chí Minh: Khách nước ngoài mua hơn 1.500 tỷ đồng hàng hóa mang theo khi xuất cảnh
WGC: Bất ổn về địa chính trị và kinh tế có thể làm tăng nhu cầu về vàng trong năm 2025
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
Transerco tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics