Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng với hoạt động thương mại điện tử trên thế giới
![]() |
Các quốc gia đưa ra các quy định chặt chẽ về thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng). |
Theo Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, các quốc gia khác nhau có các cách khác nhau để giải quyết vấn đề thuế đối với nền kinh tế kỹ thuật số cũng như đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), như áp dụng các loại thuế gián thu hoặc thuế hàng hóa và dịch vụ; các loại thuế trực thu; và áp dụng các biện pháp để quản lý thuế hiệu quả.
Đối với thuế gián thu, để giải quyết với tình trạng thất thu ngân sách từ TMĐT, Chính phủ một số nước yêu cầu những nhà cung cấp nước ngoài bán hàng hóa qua TMĐT tại nước đó cần phải đăng ký thuế. Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu những nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ qua TMĐT ngoài khu vực EU khi bán hàng hóa vào trong khối EU cần đăng ký thuế và thu hộ thuế giá trị gia tăng (GTGT)từ người tiêu dùng hàng hóa trong khu vực EU. Ngoài ra, từ ngày 1/7/2021, các nhà bán hàng online, sàn giao dịch TMĐT đều phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên nếu muốn bán hàng trực tuyến vào EU.
Tại Anh đã thực thi nhiều biện pháp bổ sung nhằm giải quyết tình trạng xói mòn thuế GTGT thông qua hình thức mua bán trực tuyến. Các nền tảng kinh doanh TMĐT như eBay, Amazon có trách nhiệm đảm bảo khách hàng ở nước ngoài của mình phải đăng ký thuế tại Anh.
Còn tại Đức, dự luật được thông qua năm 2018 quy định các nền tảng TMĐT phải chịu trách nhiệm pháp lý về thuế GTGT chưa thanh toán của người bán ở Đức.
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cũng chỉ ra rằng, hầu hết các quốc gia đã ban hành thuế GTGT/thuế hàng hóa và dịch vụ đối với TMĐT xuyên biên giới, tuân theo các hướng dẫn của OECD. Các chính phủ trên thế giới nhận ra rằng những thách thức về thuế GTGT do quá trình số hóa nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi một phản ứng có sự phối hợp toàn cầu. Chỉ khi đó mới có thể tối đa hóa mức độ tuân thủ của các nhà cung cấp trực tuyến không cư trú với chi phí tối thiểu, hỗ trợ hợp tác quốc tế hiệu quả trong quản lý và thực thi thuế, đồng thời giảm thiểu rủi ro về thương mại thiếu lành mạnh. OECD đã đưa ra một khuôn khổ chính sách toàn diện được quốc tế thống nhất để giải quyết các thách thức về thuế GTGT của nền kinh tế kỹ thuật số, thể hiện sự đồng thuận rộng rãi về các giải pháp hiệu quả giữa các cơ quan Thuế trên toàn thế giới.
Các tiêu chuẩn và khuyến nghị này của OECD đã được thực hiện tại hơn 70 khu vực pháp lý trên toàn thế giới, bao gồm Úc, Georgia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore…
Nhìn chung, các kết quả rất tích cực về số thu thuế GTGT được ghi nhận, cụ thể Chile thu được 65 triệu USD trong 5 tháng đầu ban hành quy định, EU thu được 14,8 tỷ EUR trong 4 năm đầu tiên, Úc thu được 1 tỷ AUD (khoảng 618 triệu EUR) trong 2 năm đầu, Liên bang Nga thu được 21,4 tỷ RUB (khoảng 241 triệu EUR) trong 2 năm đầu… Đồng thời, mức độ tuân thủ gia tăng và giảm thiểu sự không đồng nhất trong cạnh tranh giữa các nhà cung cấp truyền thống và nhà cung cấp trực tuyến.
Còn ở châu Á, từ ngày 1/7/2020, Chính phủ Indonesia đã bắt đầu thu thuế GTGT từ các hoạt động TMĐT ở nước này. Quy định áp dụng đối với một số hàng hóa và dịch vụ vô hình nhất định được cung cấp cho khách hàng và sử dụng tại Indonesia từ nước ngoài. Tổng cục Thuế đặt ra các ngưỡng để xác định chủ thể nộp thuế GTGT đối với TMĐT là doanh thu trên 600 triệu IDR (khoảng 42.000 USD) mỗi năm hoặc 50 triệu IDR (khoảng 3.500 USD) mỗi tháng; hoặc tính theo lưu lượng hoặc truy cập từ Indonesia. Mức thuế suất GTGT áp dụng ở mức 10% trên giá trị các khoản thanh toán.
Hay như tại Malaysia, từ ngày 1/1/2020, một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài phải tính thuế dịch vụ ở mức 6% đối với dịch vụ kỹ thuật số được cung cấp cho người tiêu dùng ở Malaysia. Phạm vi của các dịch vụ kỹ thuật số bao gồm tất cả các dịch vụ được cung cấp hoặc đăng ký qua internet hoặc mạng điện tử khác mà không thể có được nếu không sử dụng công nghệ thông tin và trong đó việc cung cấp dịch vụ thường được tự động hóa.
Tại Thái Lan, các nhà cung cấp dịch vụ điện tử ở nước ngoài và các nhà khai thác các nền tảng điện tử cung cấp dịch vụ cho người nhận ở Thái Lan phải đăng ký thuế GTGT ở Thái Lan nếu doanh thu hằng năm đạt 1,8 triệu THB (hơn 49.000 USD) cho năm tính thuế đó. Quy định này sẽ áp dụng cho các giao dịch này từ ngày 1/9/2021. Các doanh nghiệp TMĐT nước ngoài sẽ được áp dụng thuế suất thuế GTGT ở mức 7% đối với các dịch vụ cung cấp cho khách hàng tại Thái Lan (như đặt phòng khách sạn trực tuyến; đăng ký phim, nhạc và sách điện tử trực tuyến; dịch vụ chơi game trực tuyến; quảng cáo trực tuyến; website, ứng dụng và sàn giao dịch trực tuyến…). Mục đích của việc áp dụng thu thuế GTGT nhằm tăng thu cho ngân sách (dự kiến khoảng 160 triệu USD), đồng thời, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà khai thác trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng Thái Lan.
Campuchia ban hành quy định về các tiêu chí và cơ chế để đăng ký và thu thuế GTGT đối với việc cung cấp các hoạt động TMĐT ở nước này, được cung cấp bởi các tổ chức không cư trú không có sự hiện diện chịu thuế, hay còn gọi là cơ sở thường trú (Permanent establishment - PE) ở Campuchia. Đối với các giao dịch cung cấp cho người tiêu dùng (B2C), các pháp nhân không cư trú cung cấp dịch vụ thương mại cho người tiêu dùng ở Campuchia đã đăng ký thuế GTGT phải thực hiện khai thuế hằng tháng và phải nộp thuế với mức thuế suất 10% trên các giao dịch của mình với Tổng cục Thuế trước ngày 20 của tháng sau đó.
Đáng chú ý như từ ngày 1/1/2020, theo quy định của Singapore, các dịch vụ kỹ thuật số do nước ngoài cung cấp sẽ phải chịu thuế hàng hóa và dịch vụ ở mức 7%.
Tin liên quan

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin
09:00 | 05/07/2025 Thương mại điện tử

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại
15:27 | 04/07/2025 Tiêu dùng

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật
10:14 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm
09:00 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít
21:10 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam
15:02 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử
10:07 | 03/07/2025 Thương mại điện tử

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật
09:29 | 03/07/2025 Tiêu dùng

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử
08:27 | 03/07/2025 Thương mại điện tử

8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi
08:24 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
20:00 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng
15:36 | 02/07/2025 Tiêu dùng & Thương mại điện tử

Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết
15:30 | 02/07/2025 Thương mại điện tử
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Bất động sản phía Nam đang “hút” dòng tiền đầu tư từ miền Bắc

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Bài 3: Hàng trăm nghìn bao thuốc lá lậu trong “vỏ bọc” bồn cầu, ghế sofa

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Công bố lãnh đạo chủ chốt của Thuế tỉnh Phú Thọ

6 tháng đầu năm, Thái Nguyên thu ngân sách đạt 11.062 tỷ đồng

Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm

OCOP Việt: Hành trình vươn ra thế giới

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"

Giải bài toán giá nhà leo thang với loại hình bất động sản mới "Livehouse"

Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

Thêm một loại hình mới giúp giảm áp lực giá bất động sản vùng đô thị
