Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt
Giá lương thực tăng là một trong những nguyên nhân khiến CPI tháng 7 tăng cao. Ảnh: H.V. |
Bình quân 7 tháng thấp nhất trong 3 năm
Theo thống kê vừa được công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2019 đã tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 1,59% so với tháng 12/2018 và tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng chủ yếu là do giá xăng tăng và do lương cơ sở tăng. Cụ thể, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng vào ngày 2/7/2019 và ngày 17/7/2019 với giá xăng A95 tăng tổng cộng 1.110 đồng/lít, xăng E5 tăng tổng cộng 1.050 đồng/lít, dầu diezen tăng tổng cộng 340 đồng/lít làm CPI chung tăng 0,002%. Bên cạnh đó, việc mức lương cơ sở tăng 100.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2019 đã làm cho chỉ số giá nhóm bảo hiểm y tế tăng 6,67% so với tháng trước, tác động đến mức tăng CPI chung.
Một số yếu tố khác cũng làm CPI tháng 7/2019 tăng như Dịch tả lợn châu Phi bùng phát, làm giá thịt lợn tăng 0,81% so với tháng trước khiến CPI chung tăng 0,03%; thời tiết nắng nóng kéo dài gây hạn hán tại một số địa phương nên nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cũng làm cho chỉ số giá điện tăng 0,76% so với tháng trước. Ngoài ra, việc một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2019-2020 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ cũng tác động tới CPI chung. So sánh với thời điểm tháng 7 của nhiều năm trở lại đây, mức tăng CPI của tháng 7/2019 là khá cao. CPI tháng 7 tăng khiến CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2019 tăng 2,61%. Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng bình quân 7 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm gần đây. Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá gồm: Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có mức tăng cao nhất là 0,94%; tiếp đó là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,33%; giáo dục - tăng 0,22%; văn hóa, giải trí và du lịch - tăng 0,15%; đồ uống và thuốc lá - tăng 0,12%; may mặc, mũ nón, giày dép - tăng 0,1%; thiết bị và đồ dùng gia đình - tăng 0,08%; bưu chính - viễn thông - tăng 0,01%; thuốc và dịch vụ y tế - tăng 0,02%. Hai nhóm hàng giảm giá là giao thông - giảm 0,03%; nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng - giảm 0,03%.
Như vậy, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 7/2019 tăng 0,23% so với tháng trước, tăng 2,04% so với cùng kỳ.
Bình quân 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giáo dục. Lạm phát cơ bản 7 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ ở mức 1,89% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định.
Dựa trên tình hình giá cả thị trường thời gian qua, Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính dự báo, việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát 2019 cơ bản vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Nếu không có các diễn biến quá bất thường, CPI bình quân năm 2019 ở mức khoảng từ 3,3% - 3,9%.
“Dè chừng” giá xăng dầu thế giới
ThS. Trần Thị Kim Chi, chuyên gia của Phòng Kinh tế vĩ mô và thể chế kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng vẫn còn nhiều thách thức tác động đến CPI năm 2019. Trước tiên là giá dầu thô thế giới đang nằm giữa các xu hướng có thể tăng giá bất cứ lúc nào vì các quốc gia thành viên OPEC đã bắt đầu cắt giảm sản lượng từ đầu tháng 1/2019. Thêm nữa, Chính phủ Mỹ mới đây đã tuyên bố không kéo dài thời hạn miễn trừ nhập khẩu dầu mỏ của Iran, điều này có thể đẩy giá dầu tăng mạnh.
Thách thức thứ hai mà bà Chi nhắc đến là yếu tố tỷ giá bởi tỷ giá VND/USD bình quân những tháng qua tăng khá cao; tiền đồng (VND) mất giá ít hơn rất nhiều đồng tiền khác như CNY của Trung Quốc, THB của Thái Lan, IDR của Indonesia,… đồng nghĩa tiền Việt Nam đã gián tiếp lên giá so với các đồng tiền đó. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước sẽ có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa thay vì sản xuất trong nước. Hậu quả của xu hướng này chính là nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài vào Việt Nam. Ngoài ra, yếu tố tiền tệ, tăng lương,… cũng là những áp lực không nhỏ.
Để đảm bảo chỉ số lạm phát dưới 4% như mục tiêu đã đề ra, Cục Quản lý giá đã kiến nghị tới Chính phủ một số biện pháp bình ổn. Trong đó chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp, nhất là đối với một số các mặt hàng thiết yếu đang biến động khó lường như thịt lợn, lương thực, xăng dầu, vật liệu xây dựng,… Cùng với đó là điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác; điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá thế giới kết hợp với trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong nước; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá; tăng cường công tác dự báo, tính toán tác động của việc điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu,…
Đồng tình với các giải pháp trên, PGS.TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế bổ sung thêm: Chính phủ cần tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết kịp thời các vướng mắc tại dự án. Bên cạnh đó tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước đối với hàng nhập khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm để hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam,… Đặc biệt là cần thúc đẩy ngay tăng trưởng tín dụng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, không để dồn vào những tháng cuối năm; thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý vào thời điểm hợp lý, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2019.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá: Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp, nhất là một số hàng hóa thiết yếu như thịt lợn, vật liệu xây dựng, xăng dầu. Bên cạnh đó, điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Trong điều kiện dư địa lạm phát đang có điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục thực hiện theo lộ trình giá thị trường, Phó Thủ tướng đề nghị việc điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý cần chủ động tính toán, lựa chọn mức độ và thời điểm phù hợp, tránh điều chỉnh đồng loạt cùng một thời điểm, tạo bước đệm thuận lợi cho việc kiểm soát lạm phát năm 2020. (lược ghi tại phiên họp Ban Chỉ đạo điều hành giá tháng 7/2019) |
Tin liên quan
CPI 11 tháng tăng 3,69%
15:17 | 07/12/2024 Kinh tế
Tăng cường kiểm soát địa bàn trọng điểm để chống buôn lậu thuốc lá
07:38 | 29/11/2024 An ninh XNK
Hải quan Việt Nam chú trọng nâng cao năng lực kiểm soát chống vũ khí hủy diệt hàng loạt
08:00 | 29/11/2024 Hải quan
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics