Lạm phát năm 2019 cơ bản nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ
Toàn cảnh Hội thảo. ẢNh Thuỳ Linh. |
Diễn biến CPI 6 tháng nằm trong kịch bản thấp
Theo báo cáo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, mặt bằng giá cả thị trường nửa đầu năm 2019 biến động theo hướng tương đối cao trong tháng diễn ra Tết Nguyên đán, giảm nhẹ trong tháng 3, tăng dần trở lại trong hai tháng tiếp theo và giảm trở lại vào tháng 6.
Thống kê của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2019 so với cùng kì năm 2018 tăng 2,64%. Như vậy, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm tương đối sát với dự báo từ đầu năm và nằm trong kịch bản CPI thấp.
Theo phân tích của TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, Học viện Tài chính, lương thực, thực phẩm; nhà ở và vật liệu xây dựng; giao thông… là các nhóm sản phẩm, dịch vụ có biến động gía lớn nhất, tác động tới tăng chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2019.
“6 tháng đầu năm, ngoài biến động lớn của giá lương thực, thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và tác động ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi thì yếu tố tác động lớn tới chỉ số giá tiêu dùng chính là giá điện và giá xăng dầu. Theo đó, gía xăng dầu thế giới biến động khá phức tạp và nhà nước đã điều chỉnh giá xăng dầu nhiều lần. Giá điện tăng 8,6% trong tháng 5 đã làm cho giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng mạnh với mức tăng 1,28% so với tháng 4 và nhóm sản phẩm, dịch vụ bình quân 6 tháng đã tăng 2,7%. Điều này cũng góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong 6 tháng”, ông Nguyễn Ngọc Tuyến phân tích.
Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, lạm phát trung bình 6 tháng đầu năm ở mức thấp bất chấp các đợt tăng sốc giá điện và xăng dầu vào tháng 3 và tháng 4. Thậm chí, lạm phát so với cùng kỳ năm trước của tháng 6 còn giảm xuống mức 2,61%.
Theo ông Nguyễn Đức Độ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát thấp như hiện nay. Thứ nhất, lạm phát cơ bản mặc dù có xu hướng tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn mức 2%. Đây là xu hướng chủ đạo đã diễn ra trong nhiều năm gần đây. Thứ hai, giá xăng dầu sau khi tăng hồi đầu năm đã giảm trong các tháng 5 và tháng 6. Thứ ba, tỷ giá được Ngân hàng Nhà nước điều hành ổn định, chỉ tăng 1% trong 6 tháng đầu năm 2019.
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng 6 tháng đầu năm 2019 kinh tế nước ta đứng trước những thách thức không nhỏ từ kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước. Tuy nhiên, với quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, sự chủ động điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, cộng với nguồn cung đáp ứng nhu cầu là những yếu tố góp phần làm cho chỉ số giá tiêu dùng thấp.
CPI bình quân năm 2019 sẽ trong mức khoảng 3,3-3,9%
Nhận định về diễn biến giá cả 6 tháng cuối năm, Cục Quản lý giá cho rằng, công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát trong các tháng còn lại năm 2019 đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có xu hướng chững lại, cùng với đó, căng thẳng về tình hình chính trị thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tác động làm gía nhiều loại nguyên, nhiên liệu như xăng dầu có biến động phức tạp, khó dự báo.
“Căn cứ về cập nhật diễn biến CPI 6 tháng đầu năm cơ bản diễn biến theo kịch bản đã đề ra và ở mức thấp, với các dự báo về các yếu tố tác động đến CPI 6 tháng cuối năm, dự báo CPI bình quân năm 2019 sẽ trong mức khoảng 3,3-3,9%. Như vậy có thể đánh giá việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2019 cơ bản vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ nếu không có các diễn biến quá bất thường từ tinh hình kinh tế - chính trị và thị trường thế giới”, Cục Quản lý giá nhận định.
Chuyên gia Ngô Trí Long cũng cho rằng, thời gian tới, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới chỉ số giá tiêu dùng đó là giá thực phẩm trong nước vẫn dự báo cao. Hơn nữa, trong tháng 7, Nhà nước sẽ thực hiện tăng lương (thêm 6,92%) trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trước đó đối với 8 đối tượng. Trong tháng 9, thời điểm vào năm học mới sẽ có những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.
Đáng chú ý, theo dự báo giá xăng dầu thế giới trong thời gian tới diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, ông Ngô Trí Long cũng cho rằng, vừa qua giá xăng dầu sau nhiều kỳ liên tiếp giảm giá đã góp phần bình ổn giá cả thị trường, kéo giảm lạm phát nên trong những tháng còn lại gía xăng dầu sẽ không còn là “mối đe doạ” đối với chỉ số giá tiêu dùng.
Để đảm bảo mục tiêu kiểm soát CPI bình quân năm 2019, hỗ trợ cho tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tập trung triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành gía.
Chuyên gia Ngô Trí Long cũng kiến nghị, Chính phủ cần kiên trì triển khai những nhóm giải pháp lớn nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng. Trong đó tiếp tục chính sách tiền tệ, tài khoá linh hoạt, chủ động để kiểm soát lạm phát. Ngoài ra cũng cần tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết kịp thời vướng mắc tại các dự án.
“Để giữ mức CPI bình quân năm 2019 dưới 4%, các bộ ngành cần tiếp tục rà soát để đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá. Đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng trong thời gian tới đây như lương thưc, thịt lợn… cần chủ động rà soát, cân đối cung cầu, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá để bình ổn thị trường”, chuyên gia Ngô Trí Long kiến nghị.
Đặc biệt, đối với giá xăng dầu, vị chuyên gia này cho rằng, Bộ Công thương phải chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn với liều lượng thích hợp, chủ động có kịch bản ứng phó nếu giá tăng cao, để tạo dư địa lợi nhuận cho việc kiểm soát mặt bằng giá cả năm.
Tin liên quan
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
“Bóng ma” lạm phát thấp trở lại Eurozone, ECB có thể phải xem xét giảm lãi suất
08:34 | 14/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK