Kỳ vọng gì từ thượng đỉnh Nga-Triều?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) tại lễ đón ở nhà ga thành phố Vladivostok, Nga, ngày 24/4/2019. |
Hội nghị được Bình Nhưỡng kỳ vọng sẽ tạo “đòn bẩy” cho cuộc đối thoại song phương với Mỹ, tuy nhiên, liệu mọi chuyện có đơn giản như vậy?
Ông Kim Jong-un đã đến Vladivostok ngày 24/4 trên đoàn tàu bọc thép của riêng mình. Tháp tùng ông là các quan chức cấp cao Triều Tiên, gồm Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong Ho và Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Choe Son Hui. Ngoài ra, cố vấn trưởng của ông Kim là Kim Chang Son cũng được cho là đã có mặt tại Vladivostok vào ngày 21/4. Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh những tháng gần đây, tình hình xung quanh bán đảo Triều Tiên đã phần nào ổn định, nhờ thiện chí ngừng thử tên lửa và đóng cửa các bãi thử hạt nhân của Triều Tiên. Dự kiến, vấn đề hạt nhân và cách giải quyết sẽ là trọng tâm của hội nghị. Ngoài ra, chương trình nghị sự của cuộc gặp lần này bao gồm mối quan hệ Nga-Triều, và sự hợp tác khu vực.
Chuyến thăm là một phần trong nỗ lực của ông Kim nhằm xây dựng sự ủng hộ của nước ngoài sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai hồi tháng 2 vừa qua đã không thể giúp nới lỏng trừng phạt chống Triều Tiên. Ông Kim đang tìm cách chứng minh rằng sau thất bại của Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội với Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông vẫn đang được các lãnh đạo thế giới “săn đón”, và rằng ông đang có thêm nhiều lựa chọn. Lãnh đạo Triều Tiên không muốn bị coi là quá phụ thuộc vào Washington, Bắc Kinh và Seoul. Về phía Nga, hội nghị thượng đỉnh Putin-Kim sẽ giúp tái khẳng định vị thế quan trọng của Moscow trên bán đảo Triều Tiên. Nói cách khác cuộc gặp này mang ý nghĩa quan trọng đối với uy tín quốc tế của Nga.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định không nên kỳ vọng vào một bước đột phá từ cuộc gặp lần này. Bởi sau Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã quyết định cho ông Trump thêm thời gian từ nay đến cuối năm để giải quyết vấn đề hạt nhân thông qua đàm phán song phương. Như vậy, không thể nói về bất kỳ vai trò hòa giải hay hỗ trợ nào của Nga.
Hơn nữa, dù có thái độ thân thiện với Nga, Triều Tiên vẫn không hài lòng với sự hỗ trợ mà họ cho là chưa đủ từ phía Moscow. Triều Tiên vẫn coi mình là một tiền đồn ngăn chặn ảnh hưởng quân sự của Mỹ trong khu vực, bảo vệ cả các lợi ích của Nga. Họ muốn nhận được trợ giúp nhiều hơn vì một sự bảo vệ như vậy, trước hết về mặt kinh tế, chứ không phải chính trị. Tuy nhiên, không có khả năng các điều này sẽ đến từ Moscow. Nền kinh tế Nga đang ở trong tình trạng khó khăn sau các lệnh trừng phạt xung quanh vấn đề Crimea, vì vậy cuộc gặp Putin – Kim sẽ chỉ là một cách để ra hiệu, nhắm đến chính quyền Trump và Hàn Quốc.
Nga ủng hộ việc dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận đối với Triều Tiên, trước hết trong các lĩnh vực dân sự của nền kinh tế. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn phụ thuộc vào lập trường của Washington, và Mỹ cho rằng cần phải duy trì tất cả các biện pháp trừng phạt cho đến khi phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Về quan hệ kinh tế, Nga bị ràng buộc bởi các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nga sẽ không vi phạm các biện pháp trừng phạt đó bởi Triều Tiên không phải là thị trường xuất khẩu quan trọng của Nga và không có sản phẩm chính nào hữu ích cho Nga.
Tóm lại, dù ông Kim hy vọng cuộc gặp có thể đưa ông vào một vòng đàm phán tốt hơn với Washington, nhưng Nga có thể chỉ là một tiếng nói khác thúc giục Triều Tiên chống lại các căng thẳng leo thang.
Tin liên quan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn: Xoay chuyển bánh xe hợp tác
10:04 | 27/05/2024 Nhìn ra thế giới
Lãnh đạo GCC và ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao lần đầu tiên
10:03 | 20/10/2023 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK