Kinh tế Việt Nam đang dần trở lại “đường đua”
Thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng tốc năm 2022 | |
Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế | |
Cần xây dựng gói kích thích kinh tế đủ lớn để phục hồi kinh tế trong năm 2022 |
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê |
Xin bà cho biết một số điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội quý 1?
Kinh tế - xã hội quý 1/2022 của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Một số điểm nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội quý 1 của nước ta như sau: tăng trưởng kinh tế quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm trước đạt mức khá 5,03%, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý 1/2021 và 3,66% của quý 1/2020. Điều này tạo đà tăng trưởng cho những quý tiếp theo của năm 2022.
Kịch bản tăng trưởng nào cho các quý tiếp theo? |
Đặc biệt, sản xuất công nghiệp trong quý 1 khởi sắc khi các doanh nghiệp đã chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất. Cùng với đó, hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 3 khá sôi động với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm sáng thứ hai đó chính là vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng mạnh ở cả khu vực trong nước, ngoài nhà nước và khu vực vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng trưởng chung bình quân đạt gần 9%. Điều này cũng khẳng định được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như của các doanh nghiệp và các nhà sản xuất trong nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới của Việt Nam.
Điểm sáng thứ ba là trong bối cảnh khó kết nối với một số thị trường cùng những biến động như giá xăng dầu tăng cao, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc. Tính chung quý 1, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm sáng thứ tư là chúng ta đã vượt qua được “bão giá” của khu vực và thế giới với CPI đạt mức 1,92% là mức khá thấp trong khu vực. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong chỉ đạo, điều hành giá của Chính phủ trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang gánh chịu cơn “bão giá” chưa từng có trong vài chục năm qua. Đồng thời thể hiện việc chúng ta đã khai thác được tốt những lợi thế từ nguồn cung trong nước, cũng như kiểm soát tốt giá thị trường trong nước không để đột biến. Cùng với đó là liên tục cập nhật các biến động của thế giới và nhanh chóng đưa ra các quyết sách thiết thực, không gây áp lực lên nguồn cung.
Trong quý 1, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới trở lại hoạt động tăng cao kỉ lục, tuy nhiên con số doanh nghiệp rời khỏi thị trường cũng rất cao. Bà lý giải về vấn đề này như thế nào? Điều này sẽ là chỉ báo như thế nào cho doanh nghiệp trong thời gian tới?
Tình hình đăng ký doanh nghiệp quý 1 có nhiều khởi sắc khi số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong quý 1 tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký vào nền kinh tế tăng 21%, trong đó vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động tăng 34,5%.
Đáng chú ý, bình quân một tháng có 20.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động và khoảng 17.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Như vậy mỗi tháng có khoảng 3.000 doanh nghiệp gia tăng vào thị trường, đây cũng là con số gần bằng với giai đoạn “hoàng kim” trước khi có dịch Covid-19.
Việc doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại thị trường và doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đều gia tăng cũng được coi như một điều kiện để doanh nghiệp thử sức chống chịu của mình và tái cơ cấu sản xuất, chuyển đổi được hoạt động trong biến động rất nhanh và phức tạp của nền kinh tế.
Tôi cho rằng đây là phản ứng hết sức bình thường của nền kinh tế và là sự thích nghi nhanh của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn các ngành nghề phù hợp trong từng giai đoạn và sự phản ứng linh hoạt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ từ giá cả cho đến nguồn nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Bà đánh giá như thế nào về những thách thức trong thời gian tới?
Theo tôi, chính các kết quả phía trên sẽ là chỗ dựa cho chúng ta vượt qua những khó khăn trong thời gian tới. Về ngắn hạn chúng ta vẫn phải xem xét đảm bảo nguồn cung trong nước với những mặt hàng liên quan đến sản xuất đó là xăng dầu, sắt thép và các nguyên vật liệu cho hoạt động nông nghiệp. Theo đó, chúng ta phải tăng cường nguồn cung và khơi thông cầu kết nối trong nước và quốc tế, đồng thời giữ được dịch vụ kết nối giữa cung và cầu. Đặc biệt là cần khai thác tốt lợi thế của Việt Nam đó là vừa có xuất và vừa có nhập xăng. Về dài hạn chúng ta phải xem xét chuyển đổi được cơ cấu tiêu dùng năng lượng chuyển sang năng lượng xanh, năng lượng bền vững từ tự nhiên và không gây ô nhiễm…
Bên cạnh đó, việc triển khai các chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022-2023 để chủ động trong phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ kịp thời cho phục hồi, phát triển bền vững kinh tế - xã hội là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay nhưng cũng sẽ làm gia tăng áp lực lên lạm phát.
Theo chúng tôi các gói kích thích kinh tế này phải được triển khai một cách đồng bộ với các chính sách về tài khóa, tiền tệ và công tác quản lý, giám sát phải chặt chẽ, chính sách hỗ trợ cần sát với thực tiễn, công khai, minh bạch.
Tín dụng của nền kinh tế cũng phải đảm bảo đáp ứng được vốn cho nền kinh tế tăng trưởng; trong đó tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cần kiểm soát chặt chẽ đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc thực hiện tốt các chính sách sẽ giúp thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế và kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Để đạt được mức tăng trưởng như mục tiêu 6,5% như đã đề ra, Tổng cục Thống kê có đề xuất giải pháp gì nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong các quý còn lại của năm 2022?
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng như đã đề ra, chúng tôi cho rằng cần tập trung một số nội dung trọng tâm. Một là, tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ trong Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022-2023; đặc biệt bảo đảm giải ngân hết 100% số vốn đầu tư công được giao tạo động lực thúc đẩy kinh tế. Hai là, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm nguồn cung, lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế. Ba là, thúc đẩy sản xuất trong nước tiến tới tự chủ về nguồn cung nguyên nhiên vật liệu trong nước. Bốn là, đẩy mạnh thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Năm là, khẩn trương khôi phục thị trường du lịch, tạo thuận lợi cho lưu chuyển hành khách quốc tế, trong nước, hỗ trợ phù hợp các doanh nghiệp du lịch gắn với an toàn dịch bệnh đón mùa du lịch sắp tới. Sáu là, đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảy là, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm...
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK