Kiên trì mục tiêu lọt vào tốp ASEAN 4 vào năm 2021
5 kinh nghiệm nổi bật cần phát huy
Nhìn lại quá trình xây dựng, thực hiện các Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh (nay là Nghị quyết 02), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Nghị quyết đã tiếp cận, sử dụng các bảng xếp hạng lớn liên quan đến năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh nhưng cũng có đầy đủ các tiêu chí xã hội, đặc biệt y tế giáo dục, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
“Năm 2019, để phù hợp với bối cảnh thế giới và bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dự thảo Nghị quyết 02 bổ sung thêm một số chỉ số về du lịch, dịch vụ hậu cần (logistics), năng lực cạnh tranh trong kỷ nguyên 4.0 và đặc biệt là chỉ số trong báo cáo sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)”, Phó Thủ tướng nói.
Nhờ thực hiện Nghị quyết 19 và nhiều giải pháp tổng thể ở Trung ương và địa phương, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng được 13 bậc, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng được 5 bậc, chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 14 bậc, chỉ số Chính phủ điện tử tăng 1 bậc.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, mục tiêu lọt vào tốp 4 nước ASEAN theo Nghị quyết 19 qua các năm còn rất khó khăn khi phần nhiều chỉ số đứng thứ 5, có những chỉ số đứng thứ 6-7 nhưng cũng có chỉ số đứng thứ 3.
Bên cạnh đó, vai trò hướng dẫn của các bộ ngành xuống các địa phương dù đã có cố gắng nhưng chưa thật rõ nét. Sự phối hợp giữa các bộ ngành, các cấp chưa thực sự chủ động. Một số cải cách còn hình thức, chưa thực chất. Thái độ phục vụ một bộ phận công chức còn nhiều vấn đề qua phản ánh của DN.
Nhằm tạo chuyển biến về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, Phó Thủ tướng cũng nêu 5 kinh nghiệm nổi bật cần phát huy.
Đó là: Sự kiểm tra, đôn đốc của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Tổ công tác của Thủ tướng; Sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu bộ ngành, địa phương; Đối thoại trực tiếp giữa các bộ ngành với hiệp hội, DN; Công khai minh bạch, tăng cường truyền thông; Cung cấp số liệu theo mẫu của các tổ chức quốc tế xếp hạng, đánh giá.
Kiên trì mục tiêu ASEAN 4
Với tinh thần bứt phá trong năm 2019, bước vào cách mạng công nghiệp 4.0 và sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết dự thảo Nghị quyết 02 kiên trì mục tiêu lọt vào tốp ASEAN 4 vào năm 2021 hoặc đa phần các chỉ số lọt vào tốp ASEAN 4 để giảm chi phí cho DN, người dân; tăng DN thành lập mới, giảm tỷ lệ DN ngừng hoạt động, đóng cửa, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
Cụ thể, dự thảo Nghị quyết 02 dựa trên 7 bộ chỉ số xếp hạng của các tổ chức quốc tế, có mục tiêu phấn đấu cụ thể cho năm 2019 và năm 2021. Trong hơn 300 tiêu chí của dự thảo Nghị quyết 02 có 71 tiêu chí được xác định là trọng tâm, trọng điểm, có sự lan toả.
Nói thêm về bộ tiêu chí sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai, Phó Thủ tướng cho biết, từ năm 2017, WEF đã thay đổi bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia thành bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên 4.0 và thêm một báo cáo đánh giá về sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai. Đây là lý do tại sao năm 2018, điểm số tuyệt đối của Việt Nam tăng nhưng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia lại giảm 1 bậc.
“Về báo cáo sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai, WEF nghiên cứu 100 nước trên thế giới chiếm 96% GDP thế giới chia làm 4 nhóm. Nhóm cuối cùng nền tảng sản xuất cũ chưa tốt, cũng chưa sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai trong đó ASEAN có Việt Nam, Indonesia, Campuchia. Vì vậy, Việt Nam phải tập trung vào chỉ tiêu này với hai trụ cột là đổi mới sáng tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý.
4 nhóm giải pháp trọng tâm
Để triển khai Nghị quyết 02, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu lên 4 nhóm giải pháp chính.
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh. Theo Phó Thủ tướng, dù đến năm 2018 các bộ ngành đã cắt giảm được 50% điều kiện kinh doanh nhưng thực tế các DN phản ánh và khảo sát các chuyên gia độc lập thì thực chất mới cắt giảm được 30%, còn 20% vẫn trên lý thuyết. Vì vậy, Nghị quyết yêu cầu các bộ ngành phải rà soát lại các văn bản chỉ đạo để việc cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh là thực chất.
Thứ hai, trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành (KTCN), Phó Thủ tướng dẫn số liệu hiện có 78.000 nhóm hàng/mặt hàng thuộc diện phải KTCN, tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, trong đó thời gian ở khâu hải quan chỉ chiếm 28%, còn 72% liên quan đến việc thực hiện KTCN do 12 bộ ngành phụ trách.
Theo Phó Thủ tướng, chúng ta đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ nhóm hàng/mặt hàng phải KTCN trước khi thông quan xuống 10% nhưng đến nay mới được 19% và 57% DN đánh giá thủ tục XNK chưa có cải thiện rõ nét. Thời gian thông quan của Việt Nam so với các nước trong khu vực gấp 2 lần Thái Lan và Malaysia, gấp 5 lần Singapore; chi phí cao gấp 2 lần các nước này.
“Đây là nhiệm vụ phải tập trung mạnh trong năm tới và trong nhiều giải pháp thì đặc biệt phải kiên quyết một mặt hàng chỉ một cơ quan làm đầu mối KTCN và tăng cường các tổ chức đánh giá phù hợp cả công lẫn tư”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Về nhóm giải pháp thứ ba về đẩy mạnh thanh toán điện tử và dịch vụ công trực tuyến mức 4, Phó Thủ tướng cho biết đây là nhóm giải pháp mới được nhấn mạnh trong Nghị quyết 02, không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn liên quan đến công khai, minh bạch, chống tham nhũng.
Trong nhiều giải pháp đã được nêu trong dự thảo Nghị quyết 02, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường chi trả không dùng tiền mặt bằng cách lên danh mục những nhóm giao dịch phải thanh toán không dùng tiền mặt…
Điểm mới cuối cùng trong dự thảo Nghị quyết 02 là đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trên tinh thần DN là trung tâm, cổ vũ cho sáng tạo. Tạo điều kiện cho các DN khởi nghiệp sáng tạo (Start-up), hiện mới chỉ có khoảng 3.000 DN trên tổng số hơn 600.000 DN của cả nước trong khi Singapore có 5 triệu dân nhưng đã có 2.400 DN Start-up, số vốn huy động gấp 4 lần Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh nhiệm vụ của các bộ ngành phải xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết 02 trong năm 2019 và trong 3 năm 2019-2021. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết phải trọng tâm, khắc phục “tình trạng trên nóng, dưới lạnh, nóng lạnh không đều để làm sao cho tất cả đều nóng... tạo bước chuyển mới, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 01 của Chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội và và Dự toán NSNN năm 2019.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Chủ trương không dùng tiền mặt được nói đến từ lâu nhưng thực tế chuyển biến rất chậm. Đơn cử tổng tỷ trọng thanh toán tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam là 11,49%, cao hơn nhiều so với các nước như Trung Quốc (4,1%), Malaysia (5,39%), Thái Lan (3,16%), hay ngay Campuchia cũng chỉ 10,37%. Tiền mặt sử dụng cho 90% chi tiêu, 99% cho mặt hàng dưới 100.000 đồng, gần 85% giao dịch tại ATM là rút tiền". |
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK