Kịch bản điều hành nào cho những tháng cuối năm?
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, nhờ chính sách điều hành linh hoạt, kinh tế Việt Nam “tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước”. Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 4,24%, riêng quý 3 tăng 5,33% so với cùng kỳ năm 2022, đây là kết quả khá cao so với các nước khác. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước, dư địa còn lại so với mục tiêu Quốc hội giao năm nay 4,5% là “hoàn toàn đạt được”.
Đáng chú ý, điểm sáng năm nay là giải ngân đầu tư công, khi 9 tháng đạt 51,38%, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 110.000 tỷ đồng - mức cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm. Ngoài ra, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng cho rằng, chính sách tiền tệ được Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt, giúp hạ mặt bằng lãi suất hỗ trợ tốt cho tăng trưởng.
Ở phía cung, sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo cần sự đột phá, tăng vượt bậc ở quý cuối năm. Về phía cầu, giải ngân đầu tư công có khả năng tăng tốt hơn 3 tháng cuối năm, nhưng cần giải pháp kích cầu để phục hồi tốt hơn thị trường tiêu dùng nội địa.
Về kịch bản điều hành cho những tháng cuối năm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trên cơ sở kết quả kinh tế - xã hộ 9 tháng năm 2023, dự báo bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước thời gian tới, các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của nước ta còn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu, báo cáo Chính phủ 3 kịch bản tăng trưởng. Kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,0%, quý 4 cần tăng 7,0%; kịch bản 2, tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,5%, quý 4 cần tăng 8,8%; kịch bản 3 tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 6%, quý 4 cần tăng 10,6%. “Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng, chúng ta phấn đấu đạt kết quả cao nhất có thể trong năm 2023. So với bình diện chung của khu vực và thế giới, kết quả của chúng ta khá tích cực nhưng không phải vì thế mà hài lòng và ngừng phấn đấu. Trên tinh thần ấy, Thủ tướng giao nhiệm vụ phải đạt mục tiêu cao nhất (6%)”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6%, đòi hỏi có sự đột phá trong các động lực chính của tăng trưởng, đặc biệt là từ phía cung. Ảnh: Internet. |
Triển vọng của kinh tế Việt Nam những tháng tới, trong năm 2024 và những năm tới dựa trên trên 3 yếu tố: nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt; dư địa chính sách tài khóa còn lớn; khả năng thu hút đầu tư và chuyển giao trong các lĩnh vực công nghệ cao và đề xuất, kiến nghị trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, dự báo vẫn còn khó khăn nhưng cơ hội không phải là không có. Với xu thế cũng như những dịch chuyển tích cực như hiện nay, có thể chắc chắn rằng trong 3 tháng cuối năm, các hoạt động của nền kinh tế sẽ sôi động. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề chúng ta cần quan tâm hơn như mức độ đóng góp, mức độ tăng trưởng, các giá trị tạo ra đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6%, đòi hỏi có sự đột phá trong các động lực chính của tăng trưởng, đặc biệt là từ phía cung. Trong đó, tăng trưởng quý 4 phụ thuộc nhiều vào tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành xuất khẩu lớn của chúng ta là sản phẩm điện tử. Nếu có sự gia tăng nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực thì chúng ta có thêm động lực quan trọng.
Về cầu, đầu tư tiếp tục tăng trưởng dương nhưng tăng trưởng tiêu dùng hiện vẫn yếu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ mới đạt 9%. Như vậy, phải có giải pháp để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo đó, hoạt động du lịch, tiêu dùng trong nước dịp cuối năm và cận kề tết Nguyên đán 2024 sẽ là cơ sở để kỳ vọng thị trường trong nước cũng sẽ là trụ đỡ cho tăng trưởng.
Liên quan đến xuất khẩu, dù là nước phụ thuộc vào thị trường quốc tế nhưng doanh nghiệp Việt Nam cũng đang nỗ lực, cố gắng để tìm kiếm đơn hàng dịp cuối năm, gia tăng sản lượng, hỗ trợ người lao động có việc làm, thu nhập.
Cho ý kiến về mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm 2023, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết, để đạt điều đó, cần tập trung là thúc đẩy tiêu dùng trong nước, bởi điều này nằm trong tầm kiểm soát của Việt Nam bởi sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách của Chính phủ. Chính phủ cần tạo ra những động lực thúc đẩy tiêu dùng trong nước bằng cách tăng thu nhập của dân, giúp người dân có nhiều tiền hơn để tiêu dùng.
“Bên cạnh đó, theo chúng tôi, để đạt được tốc độ tăng trưởng 6% như lựa chọn của Chính phủ, rất cần giải pháp tài khóa mạnh mẽ. Phải tăng tốc độ giải ngân đầu tư công. Dù giải ngân đầu tư công hiện được 51% là mức khá cao nhưng vẫn là chưa đủ so với mục tiêu đặt ra”, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhấn mạnh.
Tin liên quan
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics