Chủ động điều hành giá trong cao điểm cuối năm
Nhờ công tác điều hành đồng bộ, giá cả các mặt hàng tương đối ổn định. Ảnh: HD |
Đáp ứng tốt về nguồn cung, giá tương đối ổn định
Theo Bộ Tài chính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý 3/2023 tăng 2,89% so với quý 3/2022. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,49%.
Cũng theo Bộ Tài chính, trong tháng 9, giá cả các mặt hàng tương đối ổn định. Tuy nhiên, riêng các mặt hàng xăng dầu vẫn có xu hướng tăng giá. Giá bình quân các mặt hàng xăng và dầu diesel thế giới trong tháng 9 (đến ngày 18/9/2023) tăng khoảng 4-5,5% so với bình quân của tháng 8 tùy từng mặt hàng. Vì thế, trên cơ sở biến động của giá xăng, dầu thế giới, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi diễn biến thị trường thế giới để điều hành giá xăng, dầu trong nước phù hợp với tình hình thị trường.
Lũy kế từ đầu năm đến nay (tính đến ngày 25/9/2023), liên Bộ đã thực hiện 25 kì điều hành giá các mặt hàng xăng dầu, trong đó, giá mặt hàng xăng E5RON92 có 8 lần giảm, 4 lần giữ ổn định, 13 lần tăng; xăng RON95 có 7 lần giảm, 4 lần giữ ổn định, 14 lần tăng; dầu diesel (DO) có 11 lần giảm, 14 lần tăng; dầu hỏa có 12 lần giảm, 13 lần tăng; dầu madut (FO) có 10 lần giảm, 1 lần giữ ổn định, 14 lần tăng.
Về các mặt hàng thiết yếu khác, thông tin tại cuộc họp của Tổ điều hành thị trường trong nước cho biết, các mặt hàng này không có biến động lớn, nguồn cung đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng, giá tương đối ổn định. Riêng mặt hàng thóc, gạo giá tăng do ảnh hưởng của thị trường xuất khẩu. Giá thịt lợn tăng giảm đan xen theo nguồn cung và nhu cầu từng giai đoạn, tuy nhiên vẫn ở mức hợp lý cho cả người chăn nuôi và người tiêu dùng… Do đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội 9 tháng đạt gần 4,568 triệu tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Khai thác tối đa dư địa kiểm soát lạm phát
Năm 2023, mục tiêu kiểm soát lạm phát được đưa ra ở mức 4,5%. Vì thế, dư địa để kiểm soát lạm phát vẫn còn. Do vậy, cần khai thác tối đa dư địa còn lại để chủ động thực hiện các phương án, giải pháp đồng bộ, nhất là khi chuẩn bị bước vào cao điểm vụ cuối năm và Tết.
Theo chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát giá các loại hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa thực hiện bình ổn giá như xăng dầu, vật tư xây dựng, vận tải… Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để tránh tâm lý lạm phát kỳ vọng, xử lý kịp thời tình trạng “té nước theo mưa” của một số mặt hàng thiết yếu để tránh ảnh hưởng xấu tới mặt bằng giá cả.
Thực tế, các bộ, ngành đã có sự chuẩn bị nhất định trong công tác điều hành giá. Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường để kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá các giải pháp nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dư địa điều hành giá, kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, Bộ Tài chính vẫn đang tiếp tục theo dõi việc kê khai giá đối với than, khí hoá lỏng, đường, phân bón, dịch vụ cảng biển, sách giáo khoa, thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc vắc xin dùng cho gia súc gia cầm...
Bộ Công Thương cho biết sẽ chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và dịp tết Nguyên đán. Trong đó cần xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, chủ động rà soát cung cầu hàng hóa, chuẩn bị tốt nguồn hàng và các phương án cung ứng hàng hóa; triển khai chương trình bình ổn thị trường, chú trọng bảo đảm nguồn cung thực phẩm thiết yếu với giá cả ổn định; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm...
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã có các văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá. Gần đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành chủ động xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh giá đồng bộ, cụ thể gắn với mức độ, thời điểm phù hợp để điều chỉnh các mặt hàng Nhà nước quản lý. Việc điều chỉnh giá cần tránh dồn vào tháng cuối năm hoặc dồn vào cùng một thời điểm để hạn chế tác động cộng hưởng, giảm bớt áp lực cho công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát các năm tiếp theo.
Tin liên quan
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuối năm lại lo hàng giả, hàng lậu đổ về TP Hồ Chí Minh
08:00 | 13/12/2024 An ninh XNK
Kinh tế - xã hội 11 tháng tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực
21:47 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics