Khó khăn, vướng mắc trong huy động, phân bổ nguồn lực phòng chống dịch
Lực lượng quân đội chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc cách ly, chữa trị bệnh nhân Covid-19 những ngày cao điểm chống dịch năm 2021. Ảnh: Trà Hương |
Huy động gần 145 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch
Về huy động và sử dụng nguồn lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ Tài chính cho biết, đã chủ động đề xuất các giải pháp về điều hành chi ngân sách cũng như huy động nguồn lực để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch. Trong năm 2021, đã huy động được gần 145 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch, trong đó, có 125.450 tỷ đồng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) (ngân sách Trung ương bố trí 46.997 tỷ đồng, trong đó bố trí trực tiếp cho phòng chống dịch là 42.877 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 82.573 tỷ đồng). Cùng với đó, huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong và ngoài nước là 19.247 tỷ đồng (gồm 8.803 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ vắc xin phòng chống dịch Covid-19 và 10.444 tỷ đồng huy động thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp).
Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề xuất khẩn trương rà soát một cách tổng thể các quy định có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung, đặc biệt là các quy định liên quan đến các lĩnh vực; hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực cho phòng, chống dịch. |
Bên cạnh đó, các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong và ngoài nước đã viện trợ, tài trợ, đóng góp và hỗ trợ nhiều trang thiết bị, vật tư y tế, kít test xét nghiệm,... đặc biệt là vắc xin phòng Covid-19. Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến hết ngày 28/12/2021 đã tiếp nhận từ các nguồn viện trợ, tài trợ là 95,1 triệu liều vắc xin với tổng trị giá khoảng trên 12-13 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã xuất cấp 141,97 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại 33 địa phương. Qua đó, về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trong tổ chức thực hiện huy động, phân bổ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Theo đó, kinh phí giải ngân cho công tác mua vật tư, trang thiết bị y tế còn chậm trong khi nguồn lực phòng, chống dịch còn hạn chế. Còn xảy ra một số sai phạm trong công tác đấu thầu mua sắm phòng, chống dịch. Một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong công tác đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, chưa đáp ứng, hỗ trợ kịp thời nhu cầu của người dân và các cơ sở y tế. Đồng thời, chưa có cơ chế huy động thêm các nguồn lực cho phòng, chống dịch như huy động các cơ sở y tế tư nhân tham gia, chính sách xã hội hóa nguồn lực. Bên cạnh đó, việc phân định nguồn lực của trung ương và địa phương chưa thực sự rõ ràng, đơn cử như, đối với việc mua vắc xin phòng Covid-19, hiện nay đang mua từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương chưa hoàn trả phần kinh phí ngân sách trung ương đã chi mua vắc xin.
Khó khăn trong sử dụng, thanh toán các nguồn lực
Theo Bộ Y tế, trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, ngành y tế đã gặp khá nhiều khó khăn trong trong sử dụng, thanh toán, quyết toán các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch. Đơn cử, về cơ chế mua sắm thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch, Bộ Y tế chỉ ra, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tại một số thời điểm, nguồn cung một số vật tư, trang thiết bị có khó khăn; giá hàng hóa tăng cao nên các địa phương rất khó khăn khi mua sắm vì không có giá tham khảo phù hợp, rất dễ bị quy kết là tiêu cực, tham nhũng.
Về sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch Covid-19, cụ thể là thanh toán hoàn trả các chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch mà cơ sở y tế đã sử dụng từ nguồn tài chính của đơn vị, Bộ Y tế cho hay, để đáp ứng yêu cầu của hoạt động phòng, chống dịch, ngay sau khi thành lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, các đơn vị chủ quản của các cơ sở này đã phải tạm ứng kinh phí từ nguồn thu của đơn vị để chi trả chi phí mua thuốc, vật tư y tế... phục vụ cho hoạt động phòng, chống dịch.
Tuy nhiên, sau khi các đơn vị chủ quản của các cơ sở thu dung điều trị Covid- 19 được Nhà nước cấp kinh phí thì Kho bạc Nhà nước lại không thể chuyển dự toán từ ngân sách sang tài khoản tiền gửi (để trả nợ nguồn thu trước đây đã vay mua thuốc, vật tư...) của các đơn vị do theo quy định của Luật NSNN thì phải chi trả cho đối tượng thụ hưởng (là các Công ty cung cấp hàng nhưng bệnh viện đã sử dụng nguồn thu của bệnh viện để trả cho các công ty theo các hợp đồng mua sắm chung của bệnh viện từ trước).
Với bất cập này, Bộ Y tế, Chính phủ đã báo cáo và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15, trong đó có quy định “NSNN thanh toán hoàn trả các chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo phân công của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi thanh toán theo quy định từ nguồn NSNN mà cơ sở y tế công lập đã sử dụng từ nguồn tài chính của đơn vị (không bao gồm nguồn tài trợ, viện trợ)”.
Theo ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, việc thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 đôi khi còn chưa thống nhất, đồng bộ giữa các địa phương; áp dụng văn bản đôi khi còn chưa đúng với văn bản của cấp trên hoặc còn tình trạng quy định không đúng với văn bản của cấp trên gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Việc tổ chức thực hiện một số chính sách hiệu quả chưa cao; tỷ lệ giải ngân thấp do giai đoạn đầu áp dụng nhiều điều kiện, tiêu chuẩn còn quá cao, quy trình, thủ tục còn nhiều, thiếu linh hoạt; thông tin hướng dẫn chưa kịp thời dẫn đến các cá nhân, tổ chức thụ hưởng chính sách khó tiếp cận chính sách, chưa phù hợp với nhu cầu của đối tượng thụ hưởng
Theo đó, ông Ngô Trung Thành đề xuất khẩn trương rà soát một cách tổng thể các quy định có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung, đặc biệt là các quy định liên quan đến các lĩnh vực; hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực cho phòng, chống dịch, đẩy mạnh việc xã hội hóa, kết hợp công - tư trong công tác phòng, chống dịch; xác định cụ thể lộ trình, kế hoạch sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết, các văn bản pháp luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất, kịp thời, phù hợp với thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả.
Tin liên quan
Tính toán điều hành giá để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025
18:32 | 04/02/2025 Tài chính
Cung cầu thị trường Tết không có diễn biến bất thường về giá
18:38 | 29/01/2025 Tài chính
Bước vào kỳ nghỉ Tết, giá cả mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động bất thường
12:22 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
19:51 | 05/02/2025 Tài chính
Chứng khoán 2025: Kỳ vọng tạo sự đột phá về quy mô và chất lượng
16:40 | 05/02/2025 Chứng khoán
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
10:31 | 01/02/2025 Tài chính
Hiện đại hoá nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước tăng hiệu quả thu - chi ngân sách
20:46 | 30/01/2025 Thuế - Kho bạc
Những bước đi quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá toàn diện ngành Thuế
08:40 | 27/01/2025 Thuế - Kho bạc
Chính thức vận hành sàn giao dịch các-bon tại Việt Nam từ năm 2029
12:06 | 26/01/2025 Tài chính
Sức bật của ngành bảo hiểm trong năm 2024
08:12 | 26/01/2025 Tài chính
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Việt Nam đã sẵn sàng cho sân chơi lớn
13:41 | 25/01/2025 Chứng khoán
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt cho tăng trưởng 8% trở lên
TP Hồ Chí Minh: Khách nước ngoài mua hơn 1.500 tỷ đồng hàng hóa mang theo khi xuất cảnh
WGC: Bất ổn về địa chính trị và kinh tế có thể làm tăng nhu cầu về vàng trong năm 2025
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
Transerco tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics