Huy động sức dân trong xây dựng đô thị
Ông đánh giá về sự phát triển của các đô thị ở Việt Nam hiện nay như thế nào, thưa ông?
Hiện nay các đô thị ở Việt Nam đang phát triển theo đúng hướng chỉ đạo của Trung ương. Vấn đề quy hoạch cũng đang được các đô thị dành sự quan tâm, nên hầu hết các đô thị đã có bản quy hoạch. Đó là bước đi rất quan trọng có thể chủ động trong việc quản lí và xây dựng đô thị của mình. Đương nhiên trong điều kiện kinh tế có rất nhiều khó khăn như hiện nay, việc đầu tư cho các đô thị cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trước đây, đầu tư của các DN nước ngoài và các DN trong nước đã giúp cho đô thị phát triển rất nhanh chóng. Chẳng hạn trước đây, Hà Nội chỉ phát triển sôi động ở khu vực phố cổ, nhưng hiện nay được sự đầu tư lớn nên Hà Nội đã có một loạt đô thị mới. Sự phát triển của Hà Nội nhanh chóng đến ngỡ ngàng.
Tuy nhiên tình hình kinh tế hiện nay có những khó khăn nên việc hình thành các khu vực sản xuất cũng như khu dân cư, khu nhà ở đang gặp khó. Hiện tại Hiệp hội các đô thị Việt Nam đang thực hiện một dự án do Canada giúp đỡ là “Phát triển kinh tế địa phương như thế nào?”. Chúng tôi đã chọn ra 3 đô thị để thực hiện thí điểm mô hình phát triển kinh tế địa phương. Chúng ta không thể chỉ chờ đợi sự hỗ trợ từ Trung ương mà tự bản thân từng đô thị phải chủ động phát triển. Chúng tôi hy vọng dự án này sẽ giúp các đô thị có một cách làm để họ tự dựa vào sức mình trong việc phát triển đô thị.
Tiến trình phát triển đô thị hóa ở Việt Nam cũng đã đưa đến nhiều vấn đề như là thiếu nhà ở, ùn tắc giao thông, ngập lụt, ô nhiễm môi trường… Nguyên nhân của tình trạng này là do việc quản lí yếu kém, ý thức người dân hay còn nguyên nhân nào khác, thưa ông?
Nguyên nhân đầu tiên có thể nói đến là đô thị của chúng ta hình thành từ lúc quy mô còn rất nhỏ. Hà Nội khi mới hình thành rất bé, đường sá chỉ có thế. Vì thế, khi đô thị phát triển mạnh, dân cư tập trung nhiều vào khu vực đô thị dẫn tới cơ sở hạ tầng như giao thông không thể đáp ứng được. Cho nên trong quy hoạch, chúng tôi đưa ra nhiều giải pháp giãn dân và phát triển dần ra khu vực bên ngoài. Trong quy hoạch, chúng tôi đang cố gắng phân tán trung tâm ra các khu mới để thu hút người dân vào đó.
Nguyên nhân thứ hai là kĩ thuật của chúng ta còn hạn chế. Đáng lẽ chúng ta phải có nhiều đường hầm, tàu điện ngầm, nhiều tuyến đường sắt trên cao, mạng lưới xe buýt thuận tiện thì sẽ thu hút người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế được phương tiện cá nhân. Qua đó, sẽ giải quyết được ách tắc giao thông. Thế nhưng để làm 1 km tàu điện ngầm tốn rất nhiều tiền. Trong khi nước ta còn nghèo, sức dân còn rất hạn chế, viện trợ bên ngoài có mức độ nên giải bài toán giao thông vẫn đang là vấn đề rất khó.
Qua kinh nghiệm thực tiễn phát triển đô thị ở các quốc gia, Việt Nam có thể rút ra những bài học gì và hướng phát triển của đô thị Việt Nam trong thời gian tới là gì, thưa ông?
Qua việc tham khảo một số nước và các dự án mà Hiệp hội các đô thị Việt Nam đang tiến hành, chúng tôi thấy một vấn đề rất quan trọng đó là huy động được người dân tham gia vào việc quản lí đô thị và đóng góp vào trong công tác xây dựng đô thị. Khi phát động quần chúng, thấy được tầm quan trọng của thành phố phát triển thì đây sẽ là nguồn đóng góp rất lớn. Ví dụ chúng tôi thực hiện một dự án đường ở Việt Trì, Phú Thọ.
Tiền hỗ trợ, đền bù ít thôi, nhưng nhờ công tác tuyên truyền, vận động nên người dân hiến luôn 1/3 ao của nhà, dỡ luôn tường rào lùi vào để đủ đất xây dựng đường. Một dự án cấp nước ở Lạng Sơn cũng vậy. Nếu Nhà nước bỏ tiền ra xây dựng toàn bộ tuyến ống, đưa nước từ trên núi xuống thì rất khó khăn. Thế là chúng tôi huy động sức dân. Nhà nghèo không có điều kiện góp tiền của thì ủng hộ bằng sức lao động.
Bản thân họ đi khuân gạch, đi xây... Bây giờ đã hoàn thành được đường nước đưa nước từ trên cao về cho bản làng. Nhìn chung, hoạt động của Hiệp hội đã nhìn thấy sức mạnh vô biên của quần chúng, mà quần chúng, nhân dân ở đây bao gồm cả các nhà đầu tư, cả những người rất nghèo. Tất cả đều đồng lòng thì sẽ tạo được điều kiện rất tốt cho sự phát triển đô thị.
Xin cảm ơn ông!
Cẩm Tú (thực hiện)
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK