HTCAA góp ý nhiều nội dung liên quan đến Luật Thuế TNDN, TTĐB

Đối với thuế TNDN
Theo đó, đối với chi phí khấu hao tại Điểm e, Khoản 2 Điều 9 Dự thảo Luật thuế TNDN, HTCAA cho rằng, mặc chi phí khấu hao không được trừ của tài sản cố định (TSCĐ) không chứng minh được quyền chủ sở hữu của doanh nghiệp (DN) tại dự thảo Luật và đang được áp dụng tại Tiết b, Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC). Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp DN sử dụng đất thuê, mượn, sau đó xây dựng công trình trên đất nhưng không có giấy phép xây dựng hoặc không hoàn công được do nhiều nguyên nhân (có thể là vi phạm pháp luật xây dựng, PCCC…), nhưng bản chất đây là tài sản của DN được ghi nhận và trích khấu hao theo pháp luật Kế toán. Vì vậy, cần có quy định cụ thể về những trường hợp đặc thù nêu trên theo hai phương án: Một là giao Bộ Tài chính quy định cụ thể các trường hợp này, nên cần sửa đổi: “Chi khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của DN (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính và các trường hợp đặc thù do Bộ Tài chính quy định)”; Hai là thực hiện theo nguyên tắc DN vi phạm ở đâu, xử lý ở đó và vi phạm pháp luật nào xử theo lý pháp luật đó. Trên cơ sở đó, DN được ghi nhận là TSCĐ và được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ để đồng bộ với pháp luật Kế toán cũng như thực tế của DN; đồng thời, DN bị xử lý vi phạm theo các pháp luật có liên quan…
Về chi phí thuế GTGT và khấu hao đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi. Tại Điểm l, Khoản 2 Điều 9 của Luật thuế TNDN quy định phần thuế GTGT vượt 1,6 tỷ đồng của xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi không được khấu trừ. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa quy định phần trích khấu hao TSCĐ vượt 1,6 tỷ đồng, điều này là chưa đồng bộ sẽ dẫn đến khó khăn trong áp dụng, hơn nữa sẽ không đạt được mục đích điều chỉnh của Luật đối với trường hợp này. Mặt khác, mức khống chế 1,6 tỷ đồng đã quá lạc hậu so với điều kiện kinh tế xã hội, nên cần nâng mức khống chế đó lên cho phù hợp; đồng thời cần xác định xe ô tô bị khống chế trong trường hợp này là các loại xe sử dụng vào mục đích nào được loại trừ tại thông tư của Bộ Tài chính?
Do đó, đề nghị bổ sung quy định về mức khống chế chi phí khấu hao đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và cần loại trừ các trường hợp đặc biệt cụ thể tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 dự thảo Luật Thuế TNDN như sau: c. Khoản trích khấu hao TSCĐ không đúng quy định của pháp luật gồm:… phần trích khấu hao không đúng hoặc vượt mức quy định hiện hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính và phần nguyên giá tài sản cố định vượt mức [1,6 tỷ đồng] của xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi không tham gia vào hoạt động vận tải, logistics. Hoặc theo một phương án khác là giao Bộ Tài chính hướng dẫn các trường hợp xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và mức nguyên giá khống chế quy định tại khoản này.
Chi phí không được trừ của thuế GTGT theo Khoản 2 Điều 9 Dự thảo Luật thuế TNDN. Theo Điểm l Khoản 2 Điều 9, thì phần thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ… cần được làm rõ: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là số thuế phải nộp hoặc số thuế đã nộp tính theo phương pháp khấu trừ hay toàn bộ thuế GTGT đầu vào theo phương pháp khấu trừ đều không được tính vào chi phí được trừ, trừ trường hợp chưa khấu trừ hết nhưng không thuộc trường hợp hoàn thuế?
Theo ý kiến của HTCAA, nếu thuật ngữ “thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ” được hiểu theo nghĩa là toàn bộ số thuế đầu vào nộp theo phương pháp khấu trừ không được trừ, ngoại trừ trường hợp nêu trên thì việc quy định không cho trừ “phần thuế GTGT đã khấu trừ” là không cần thiết vì DN phải thực hiện theo phương pháp khấu trừ mới có số thuế GTGT đã khấu trừ trong khi nội dung này như phân tích nêu trên đã được bao hàm. Vì vậy cần hướng dẫn và quy định cụ thể về nội dung này, đồng thời bổ sung cụm từ “thuộc trường hợp được hoàn thuế nhưng không hoàn thuế” để trao quyền cho DN được chủ động và linh hoạt. Khi đó, ngoài kiến nghị làm rõ nội hàm của cụm từ “thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ” như nêu trên thì cần bổ sung cuối khổ 2 Điểm l khoản 2 Điều 9 như sau: Phần thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ quy định tại điểm này không bao gồm phần thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đầu vào liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN chưa được khấu trừ hết nhưng không thuộc trường hợp hoàn thuế hoặc thuộc trường hợp hoàn thuế nhưng không thực hiện hoàn thuế”.
Về phương pháp tính thuế tại Điều 11 Dự thảo Luật thuế TNDN. Hiện tại chuyển nhượng vốn, chứng khoán của DN được thành lập theo pháp luật Việt Nam phải nộp thuế theo kê khai với mức thuế phổ thông (20%) trong khi tại Khoản 2 Dự thảo Luật thuế TNDN quy định là 0,1% đối với chứng khoán và 2% đối với chuyển nhượng vốn là không phù hợp bởi vì: về cơ bản việc đầu tư, góp vốn và chuyển nhượng vốn trực tiếp của DN vào Việt Nam được quản lý khá chặt chẽ thông tin vốn góp cũng như các giao dịch bán, chuyển nhượng vốn.
Vì vậy, để đảm bảo tính “công bằng và bình đẳng” các loại hình DN, loại hình đầu tư cũng như nguyên tắc “đánh thuế trên thu nhập thực tế”, nên HTCAA kiến nghị áp dụng thống nhất các trường hợp chuyển nhượng vốn, cổ phần (chứng khoán) của các DN nước ngoài đều nộp thuế theo phương pháp kê khai như đã thực hiện trước đây. Bên cạnh đó, cần có quy định rõ về định nghĩa “chuyển nhượng vốn gián tiếp” và cần luật hóa các trường hợp ngoại lệ không tính thuế như: (i) chuyển nhượng chứng khoán/cổ phần niêm yết của công ty mẹ ở nước ngoài; (ii) giao dịch tái cấu trúc nội bộ không nhằm mục tiêu sinh lời; (iii) các trường hợp khác theo quy định tại các Hiệp định thuế để đảm bảo thống nhất và thể hiện rõ quyền đánh thuế của Việt Nam. Hoặc có thể quy định các giao dịch chuyển nhượng vốn, cổ phần nhưng bản chất là chuyển nhượng tài sản có gắn với bất động sản, quyền khai thác tài nguyên, thiên nhiên, dầu mỏ… tại Việt Nam.
Về phân bổ thu nhập ưu đãi theo Khoản 2 Điều 18 Dự thảo Luật thuế TNDN, HTCAA tán thành với việc bổ sung tiêu thức phân bổ là doanh thu và chi phí tại Khoản 2. Tuy nhiên, cần bổ sung cụm từ “Chi phí được trừ và tổng chi phí được trừ” để đảm bảo thống nhất và đồng bộ với quá trình tính toán kê khai nộp thuế của DN cũng như thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan có thẩm quyền như thông tư Bộ Tài chính đã quy định trước đây. Khi đó, Khoản 2 Điều 18 nên sửa như sau: … hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của DN.
Về thuế TTĐB
Về cơ bản, HTCAA thống nhất và tán thành với Dự thảo Luật thuế TTĐB, tuy nhiên có một số góp ý như sau:
Một là, tán thành việc tiếp tục đánh thuế TTĐB đối với xăng hoặc chuyển sang loại thuế là thuế Bảo vệ môi trường cho đúng bản chất, vì đây là hàng hóa có khả năng gây nguy hại cho môi trường để làm thay đổi thói quen tiêu dùng, hạn chế sử dụng xăng. Việc điều chỉnh này là phù hợp với lộ trình sử dụng phương tiện công cộng hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và mức giảm phát thải CO2 đến năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết.
Hai là, không tán thành việc đánh thuế TTĐB đối với máy điều hòa có công suất dưới 90.000 BTU bởi lẽ máy điều hòa không phải là hàng hóa xa xỉ trong điều kiện hiện nay, đặc biệt ngoài máy điều hòa thì người dân không còn nhiều lựa chọn khác để ứng phó cải thiện môi trường để có điều kiện sống tốt hơn. Bên cạnh đó, máy điều hòa không gây nguy hại nhiều cho môi trường mà trong quá trình bảo dưỡng, bảo trì, xử lý sau khi sử dụng máy điều hòa mới gây nguy hại cho môi trường. Vì vậy cần đánh thuế cho đúng bản chất, đúng đối tượng. Ví dụ, chỉ nên đánh thuế vào các dòng máy nào gây tác hại đến môi trường và không đánh thuế với các dòng máy không gây tác hại đến môi trường để khuyến khích sản xuất, sử dụng các sản phảm thân thiện với môi trường.
Ba là, tán thành việc đánh thuế TTBĐ đối với nước giải khát có đường như dự thảo. Tuy nhiên, cần thay đổi cách đánh thuế theo lũy tiến cụ thể: nước giải khát nào có hàm lượng đường càng cao thì chịu thuế càng lớn và cần có thời gian, lộ trình để các DN và người tiêu dùng có thời gian thích ứng với chính sách. Theo HTCAA, nên thực hiện thí điểm, sau đó đánh giá tác động từ chính sách thuế này đến người tiêu dùng, nhà sản xuất và nền kinh tế, từ đó sẽ hoàn thiện cách đánh thuế, mức thuế và đối tượng đánh thuế sẽ phù hợp hơn với thực tiễn và được sự đồng thuận cao hơn.
Anh Phạm (lược ghi)
Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng
14:22 | 28/03/2025 Diễn đàn

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử
15:26 | 19/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị
11:06 | 02/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện
09:57 | 25/11/2024 Diễn đàn

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế
09:09 | 18/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam
09:07 | 18/11/2024 Diễn đàn

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam
09:01 | 11/11/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam
08:57 | 11/11/2024 Diễn đàn

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN
08:49 | 04/11/2024 Diễn đàn

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh
08:48 | 04/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng
11:25 | 28/10/2024 Diễn đàn

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple
08:51 | 28/10/2024 Diễn đàn

Quản lý hóa đơn điện tử: cần đồng bộ nhiều giải pháp
08:48 | 28/10/2024 Diễn đàn
Tin mới

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong ngày đầu tháng 4/2025

Từ vụ Kẹo rau củ Kera: Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Các công ty xây dựng uy tín vươn mình khi thị trường được “tái sinh”

Mỗi năm cần hoàn thành 150.000 căn nhà ở xã hội mới đạt mục tiêu đề ra

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Multimedia