Hoàn thiện chính sách quản lý hàng hóa và áp dụng phòng vệ thương mại hiệu quả
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô (Cục Hải quan Quảng Ninh) kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh minh họa: Q.H |
Quy định rõ trách nhiệm phối hợp
Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để ngăn chặn những tổn hại do các hành vi nhập khẩu gây ra đối với hàng hóa sản xuất trong nước đã và đang trở thành xu thế chung của tất cả các quốc gia.
Do đó, các chế định về phòng vệ thương mại đã trở thành nội dung quan trọng trong khuôn khổ pháp luật trong thương mại quốc tế của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nói chung cũng như trong hệ thống luật pháp của từng quốc gia thành viên nói riêng. Trong đó, Luật Phòng vệ thương mại luôn có vị trí quan trọng và được các nước áp dụng khá phổ biến để bảo vệ các sản phẩm ngành sản xuất trong nước trước cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, được trợ cấp hoặc sự gia tăng đột biến từ hàng hóa nhập khẩu.
Liên quan đến chính sách pháp luật về phòng vệ thương mại, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP sau gần 7 năm thực thi đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm thay thế Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, hoàn thiện pháp luật phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất hàng hóa trong nước.
Góp ý vào dự thảo nghị định, Bộ Tài chính nêu các ý kiến xung quanh vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của Bộ Tài chính như: trách nhiệm phối hợp trong quá trình điều tra áp dụng và rà soát việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; việc phối hợp xác minh tính xác thực, hợp lệ của Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, xuất khẩu; trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong trường hợp Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch thuế quan…
Liên quan đến trách nhiệm phối hợp trong quá trình điều tra áp dụng và rà soát việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, theo Bộ Tài chính, tại Điều 18 dự thảo Nghị định quy định trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong việc cung cấp số liệu, thông tin về số lượng, khối lượng, trị giá, số thuế phòng vệ thương mại của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan điều tra liên quan đến việc điều tra, áp dụng và xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại.
Tuy nhiên, hiện hoạt động phối hợp này chỉ giới hạn ở việc cung cấp thông tin, số liệu, không bao gồm hoạt động phối hợp với cơ quan điều tra trong việc trực tiếp điều tra, xác minh các thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Trên thực tế, cơ quan Hải quan là lực lượng trực tiếp giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và triển khai áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; có khả năng nắm bắt tình hình và mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quyết định của Bộ Công Thương về việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, cũng như phương thức doanh nghiệp thường thực hiện để lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.
Do vậy, theo Bộ Tài chính, để đảm bảo tính toàn diện, khách quan, minh bạch của các quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và quyết định áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, cơ quan soạn thảo cần xem xét, nghiên cứu bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 18 dự thảo Nghị định quy định về trách nhiệm phối hợp của cơ quan Hải quan theo hướng:
“c) Phối hợp với Cơ quan điều tra trực tiếp tiến hành điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương”.
Đảm bảo quản lý và thời gian làm thủ tục
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng góp ý với nội dung phối hợp xác minh tính xác thực, hợp lệ của Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, xuất khẩu. Dự thảo Nghị định hiện quy định về việc cơ quan Hải quan xác minh tính xác thực, hợp lệ của Giấy chứng nhận của nhà sản xuất, xuất khẩu của hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại tại khoản 4, 5 Điều 96 dự thảo Nghị định.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi trong quá trình cơ quan Hải quan tiến hành xác minh và không ảnh hưởng đến thời gian giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu, Bộ Tài chính đề nghị cơ quan soạn thảo xây dựng quy định theo hướng: “4. Trường hợp có cơ sở nghi ngờ về tính xác thực, hợp lệ của Giấy chứng nhận chất lượng do doanh nghiệp nhập khẩu nộp, Tổng cục Hải quan phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) xác minh tính xác thực, hợp lệ của Giấy chứng nhận chất lượng này theo thẩm quyền và quy định pháp luật.
5. Trong thời gian Cục Phòng vệ thương mại tiến hành xác minh, nếu doanh nghiệp nhập khẩu đề nghị được thông quan, giải phóng hàng thì hàng hóa tạm thời áp dụng mức thuế chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương đối với các lô hàng đã thông quan. Sau khi có kết quả xác minh của Bộ Công Thương, cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành”.
Ngoài ra, để đảm bảo tính đồng bộ, tránh vướng mắc trong quá trình thực thi, Bộ Tài chính cũng đề nghị bổ sung quy định về việc cơ quan Hải quan tiến hành xác minh tính xác thực, hợp lệ của Giấy chứng nhận chất lượng do doanh nghiệp nhập khẩu nộp đối với hàng hóa là đối tượng của các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ tương tự như quy định đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
Tin liên quan
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics