Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Rào cản từ chính sách đến thực thi
Nhờ có chính sách hỗ trợ kịp thời, nhiều DN đã vượt qua khó khăn. Ảnh: H.Dịu |
Bộ, ngành, địa phương nhanh chóng vào cuộc...
Hiện các DN Việt Nam, nhất là DN nhỏ và vừa đang được hưởng lợi từ nhiều chính sách hỗ trợ. Cụ thể là từ năm 2017, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa đã được đi vào thực thi, với mục tiêu tạo cơ chế chính sách giúp DN nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động hiệu quả hơn. Sau đó, bước vào năm 2020, nền kinh tế và cộng đồng DN “chao đảo” trước đại dịch Covid-19, hàng loạt chính sách hỗ trợ DN của Nhà nước đã được ban hành. Vì thế, nhiều người đã kỳ vọng đây là “song kiếm hợp bích” cho các hoạt động hỗ trợ DN.
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, trong 11 tháng ngành du lịch đã bị sụt giảm đến 80% khách quốc tế, mất khoảng 1/2 khách nội địa. Chính sách đã được Chính phủ ban hành rất đúng đắn và kịp thời nhưng các cấp triển khai còn hạn chế. Chính những rào cản, thủ tục phức tạp khi triển khai làm giảm hiệu quả hỗ trợ. Vì thế, khi chính sách không đi vào thực tế, chưa hiệu quả, các bộ, ngành cần phải thẳng thắn nhìn nhận các khâu để điều chỉnh, thiết kế lại. Các cơ quan này cũng cần rõ ràng, minh bạch, không nên để DN mòn mỏi chờ đợi. |
Thực tế cho thấy, những chính sách hỗ trợ DN trong Covid-19 có nhiều điểm tương đồng với chính sách hỗ trợ từ Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, để nhấn mạnh vào việc hỗ trợ DN vượt Covid-19, các chính sách ứng phó với Covid-19 trong năm nay được ưu tiên và đẩy mạnh nhiều hơn.
Tiêu biểu, hồi đầu tháng 3/2020, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với đại dịch Covid-19. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc và ban hành khoảng 95 văn bản về các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của DN.
Vì thế, các chính sách về giá dịch vụ, tiền thuê đất, thuế, phí, lệ phí… đã được thực hiện theo hướng hỗ trợ rất lớn cho DN. VCCI nêu ví dụ, các bộ, ngành đã ban hành 19 thông tư điều chỉnh giảm 30 khoản phí, 14 lệ phí đối với các lĩnh vực phát sinh nhiều giấy tờ, thủ tục nhằm vực dậy các ngành kinh tế. Các khoản phí, lệ phí có mức giảm tối thiểu là 50% so với quy định cũ. Điều này giúp tổng số phí, lệ phí cắt giảm mà DN, người dân được hưởng lợi là 500 tỷ đồng. Ngoài ra, Tổng cục Thuế cho biết đã tiếp nhận hơn 179.000 giấy đề nghị gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất, tương ứng khoảng 25% trong số 700.000 DN dự trù được hưởng lợi ban đầu…
... nhưng còn khó tiếp cận
Chia sẻ về thực tế của DN, ông Lê Việt Cường, Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art (Hà Nội) cho biết, các vướng mắc về thủ tục pháp lý là rào cản rất lớn để các DN nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận chính sách hỗ trợ.
Đơn cử, nhiều DN Việt Nam có thói quen đăng ký kinh doanh một nơi, nhưng sản xuất ở nơi khác, nên địa phương sẽ không bao giờ xác nhận cho DN vì sợ trách nhiệm, dẫn đến DN không thể đáp ứng đủ điều kiện nhận được các hỗ trợ.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Kim Phục, Giám đốc DN nông nghiệp hữu cơ Bắc Bình (Bình Thuận) cho hay, ngân hàng đồng ý cho DN vay vốn ưu đãi để đầu tư nhà máy, trang thiết bị nhưng các DN phải có vốn đối ứng và thời gian trả nợ phân kỳ. Vì thế, bà Phục đánh giá, ngân hàng đưa ra các điều kiện như kiểu “treo đầu heo” để “nhử” DN thôi, bởi các DN trong thời gian đầu thường khó có tiền ngay để trả nợ.
Chính vì những vướng mắc như trên nên hoạt động của các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ vẫn rất khó khăn. Bên cạnh đó, theo một số DN, những chính sách hỗ trợ DN từ Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa cũng chưa nhận được, chưa biết đến và không đủ điều kiện thực thi…
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 2 năm thực hiện hỗ trợ DN theo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, hệ thống văn bản hướng dẫn còn chậm, một số nội dung chưa được triển khai trong thực tế; một số quy định hỗ trợ chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích các DN; nguồn lực để triển khai còn hạn chế so với nhu cầu rất lớn của DN, một số địa phương chỉ cân đối đáp ứng được khoảng 10-15% nhu cầu theo kế hoạch.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, không ít DN phàn nàn, đánh giá thấp về mức độ thuận lợi khi tiếp cận thông tin về chính sách hỗ trợ, mức độ hữu ích của chính sách hỗ trợ theo từng ngành, lĩnh vực kinh tế…
Vì thế, các DN mong muốn chính sách hỗ trợ cần rõ ràng, minh bạch để bảo đảm DN, hộ kinh doanh và người lao động tiếp cận, hiểu rõ phạm vi, đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục… Ngoài ra, các điều kiện cần được nới lỏng hơn nữa.
Đại diện VCCI cho rằng, điều cần phải rút kinh nghiệm ở đây là vấn đề thiết kế chính sách và thực thi chính sách đang có khoảng cách quá lớn. Do đó, cần phải tăng cường nỗ lực hợp tác giữa cơ quan Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong cả việc định hình các chính sách và tổ chức thực thi chính sách.
Tin liên quan
“Con đường mới” cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tiếp cận vốn
08:00 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội để doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu qua thương mại điện tử
08:32 | 29/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng lợi lớn từ chính sách hỗ trợ thuế, phí
20:06 | 15/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics