Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Trông người lại ngẫm đến ta
Lãi suất cao làm yếu nền tảng cạnh tranh
Kết quả khảo sát tình hình DNNVV của nhóm công tác về Hỗ trợ DNNVV thuộc sáng kiến chung Việt – Nhật thực hiện cho thấy, có 3 nhóm khó khăn chính mà DNNVV gặp phải gồm: Thiếu vốn; chính sách của Chính phủ không có tác dụng phát triển DNNVV; năng lực kinh doanh (năng lực quản trị, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, văn hóa các DN, đạo đức kinh doanh, quân thủ pháp luật… ) của giám đốc các DN còn thấp. Trong đó, đứng đầu là vấn đề vốn. Không những thiếu vốn, quá trình tiếp cận tài chính tại các ngân hàng của các DN này còn khá gian nan, chưa kể nếu tiếp cận được thì lãi suất cũng không lấy gì làm dễ chịu.
Theo ông Nguyễn Trường Giang, thành viên Nhóm hỗ trợ DNNVV, JETRO TP. Hồ Chí Minh, thiếu tài sản đảm bảo là nguyên nhân chính dẫn tới các DNNVV không thể vay vốn từ ngân hàng, dù rất thiếu vốn. Bên cạnh đó, ông Giang cũng cho rằng, tiếp cận vốn là vấn đề quan trọng nhất đối với DNNVV, tuy nhiên việc các DN này thiếu kiến thức trong việc lập các báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh dẫn tới họ rất khó để vay được vốn từ ngân hàng. Chưa kể, từ trước đến nay, các ngân hàng thường vẫn ưu tiên cho DNNN cho nên nguồn lực dành cho DNNVV bị hạn chế, dù có nhận được vốn vay nhưng lãi suất lại rất cao.
“Gần đây, lãi suất cho vay giảm hơn những năm trước khi lãi suất tại các ngân hàng Nhà nước khoảng 9%/năm, tại các ngân hàng thương mại là 12-14%. Lãi suất quá cao làm yếu nền tảng cạnh tranh của DN trong nước. Đặc biệt, khi thuế giảm do Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, thì DNNVV Việt Nam ở thế yếu hơn, không thể cạnh tranh được với các DN các nước trong khu vực, ví dụ như DN của Thái Lan khi họ được vay vốn với lãi suất khoảng 7,1%”, ông Giang nhận định.
Chia sẻ về vấn đề này, giám đốc một DN sản xuất khí và kinh doanh vận tải tại Hà Nội cho biết, hiện nay DN của ông đang phải vay vốn ngân hàng để kinh doanh nhưng vay kinh doanh nhỏ vẫn phải chịu lãi suất tương đương vay tiêu dùng với mức lãi suất cao. Với khoản vay khoảng 200-400 triệu đồng, DN phải trả lãi từ 11-13%, thậm chí trên 13%/năm, tùy ngân hàng. Đại diện DN này cũng cho biết, để vay được những khoản vay lớn với lãi suất thấp hơn đòi hỏi DN phải xây dựng phương án, chiến lược kinh doanh và để hoàn tất hồ sơ vay vốn là rất mệt mỏi, vì thế đành chấp nhận vay lãi suất cao.
Cũng theo kết quả khảo sát của nhóm công tác về Hỗ trợ DNNVV, việc các ngân hàng đòi hỏi DN phải có tài sản đảm bảo mới cho vay một phần cũng xuất phát từ lý do đã có những DN không trả nợ đầy đủ, cho nên các ngân hàng thường phải chú trọng vào tài sản đảm bảo để giảm bớt rủi ro.
DN cần tự khắc phục hạn chế
Mới đây, tại Hội thảo Hỗ trợ DNNVV – Kinh nghiệm từ Nhật Bản, các chuyên gia nhận định, năng lực quản trị của lãnh đạo DNNVV cũng là một trong những hạn chế lớn khi hầu hết DN siêu nhỏ được hình thành từ kinh doanh gia đình, từ đó phát triển thành DNNVV. Tuy nhiên, khi DN phát triển hơn về quy mô đã bộc lộ những yếu kém trong năng lực quản trị của một số lãnh đạo DN dẫn tới nguy cơ phá sản cao hơn. Giám đốc một số DN có tính độc tài, không giao quyền hạn cho cấp dưới, làm giảm ý thức cải thiện chức năng của toàn tổ chức DN, không thể bồi dưỡng được nhân tài… Ngoài ra, liên quan đến vấn đề hành chính, nhiều DNNVV khi được hỏi cho biết họ gặp nhiều khó khăn do chính sách không rõ ràng, thủ tục phiền hà, vấn đề tham nhũng, thiếu hụt về thông tin…
Ông Koji Takimoto, Trưởng Đại diện Jetro TP.HCM cho biết, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam thấp, DN Nhật Bản mới tìm được nguồn cung ứng nội địa là 34% từ các DNVVN Việt Nam, 60% còn lại phải tìm qua nguồn cung ứng NK từ các quốc gia khác… dẫn tới chi phí sản xuất quá lớn. Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hóa của Thái Lan là 60%, Trung Quốc là 70%. Chuyên gia này cũng cho rằng, nếu năng lực DNVVN Việt Nam không được cải thiện, thay vì chọn Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chọn các nước khác trong khu vực.
Chia sẻ về kinh nghiệm hỗ trợ DNNVV của Nhật Bản, ông Hikaru Fukanuma, chuyên gia kinh tế chính thuộc Viện Nghiên cứu chính sách tổng hợp (Công ty Tài chính Nhật Bản) cho biết, DNNVV đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản. Xác định tầm quan trọng của khu vực DNNVV, ngay từ rất sớm, Nhật Bản đã đưa ra những chính sách hỗ trợ DNNVV. Cụ thể, năm 1948, Cục DNNVV được thành lập, năm 1963 Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về DNNVV, Luật khuyến khích hiện đại hóa DNNVV… và rất nhiều các luật liên quan đến khối DN này. Hiện nay, các DNNVV Nhật Bản được hỗ trợ dòng vốn qua tín dụng chính sách và bảo lãnh tín dụng bởi Công ty Tài chính chính sách Nhật Bản với 12.000 tỷ yên, Quỹ Tín dụng trung ương hợp tác xã công thương là 9.000 tỷ yên và các hiệp hội bảo lãnh tín dụng (gồm 51 Hiệp hội) là 26.000 tỷ yên. Điều đáng nói, khoản vay qua Công ty tài chính thường là khoản vay trung, dài hạn với lãi suất cố định, không yêu cầu nhiều vào tài sản đảm bảo và tín dụng không kèm tài sản đảm bảo chiếm tới 81%. Sự hỗ trợ nhiều tầng của Nhật Bản đã giúp các DNNVV trở thành trụ cột cho nền kinh tế. Nhiều DN lớn của Nhật Bản vốn xuất thân từ những DNNVV, cụ thể như Honda, thành lập năm 1948 với khởi điểm chỉ có 34 lao động; SONY, thành lập năm 1945 với khởi điểm ban đầu chỉ 20 lao động. Rất nhiều DNNVV Nhật Bản đã và đang cung cấp linh, phụ kiện để sản xuất ra máy bay Boeing…
Tại Việt Nam, Luật Hỗ trợ DNNVV, bộ luật đầu tiên về DNNVV đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện. Theo các chuyên gia Nhật Bản, việc ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV là cần thiết và đây là một bước tiến chính sách lớn đối với khu vực DNNVV Việt Nam. Song các chuyên gia Nhật Bản cũng cho rằng, cần phân chia DNNVV thành nhiều nhóm, như DN nhỏ, DN vừa và lĩnh vực kinh doanh nhỏ, điều này sẽ giúp cho các cơ quan chức năng có những thiết kế chính sách phù hợp nhất với từng loại hình DN, để những hỗ trợ đạt được kết quả như mong muốn.
Theo các chuyên gia, để hỗ trợ DN, trước hết Chính phủ Việt Nam cần tổ chức những khóa đào tạo cho các DNNVV về các kiến thức cần thiết để vận hành DN như quản lý nhà máy, quản lý sản xuất, kiểm soát DN, chiến lược kinh doanh… một cách bài bản. “Bản thân các DNNVV cũng cần khắc phục một số yếu kém, tồn tại để tận dụng được nhiều cơ hội, sự hỗ trợ để tăng trưởng. Các DN cần công khai đầy đủ, kịp thời các thông tin hoạt động của mình, chủ động hợp tác hoặc kêu gọi sự trợ giúp của cơ quan chức năng khi có nhu cầu, cố gắng thu xếp tài sản thế chấp khi muốn vay vốn ngân hàng, tăng cường tiếp nhận thông tin, tư vấn từ các tổ chức, chuyên gia”, ông Hikaru Fukanuma khuyến nghị.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Huy Đông: Cần sớm ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV Nhật Bản cũng trải qua 3-4 lần sửa đổi luật pháp về hỗ trợ DNNVV ở từng giai đoạn, cho nên chúng ta không nên cầu toàn làm chậm lại quá trình thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV. Hãy để luật ra đời, đi vào cuộc sống, trong quá trình triển khai, thực tiễn sẽ cho thấy chính sách đã đúng chưa, đủ chưa, chưa đủ thì điều chỉnh. Nhưng Luật ra đời sớm ngày nào thì có lợi cho cộng đồng DN ngày đấy. DNNVV đang yếu và kém, cần được hỗ trợ kịp thời, đó mới là điều quan trọng. Chúng ta không đuổi theo cạnh tranh mức độ hỗ trợ DNNVV ngang bằng với Nhật Bản nhưng ở giai đoạn này, nguồn lực của chúng ta hữu hạn, do đó tôi cho rằng phương pháp tiếp cận đúng đắn quan trọng hơn số tiền chúng ta bỏ ra. Nếu chúng ta làm tốt, làm đúng thì trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp chúng ta vẫn có thể hỗ trợ phát triển DNNVV hiệu quả. |
Tin liên quan
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics