Hàng Việt tăng tốc thâm nhập thị trường Campuchia
![]() | 76% lượng hạt điều nhập khẩu từ Campuchia |
![]() | 31 mặt hàng của Campuchia được Việt Nam áp dụng thuế suất nhập khẩu 0% |
![]() | Xuất khẩu lợn sang Campuchia cần chính ngạch, kiểm dịch đầy đủ |
![]() |
Trái cây tươi đang là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam trong XK sang Campuchia. Ảnh: N. Hiền |
Trị giá xuất khẩu tăng hơn 31%
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, giai đoạn 2016-2020, thương mại song phương Việt Nam-Campuchia đạt mức tăng trưởng trung bình 17%/năm, từ 2,92 tỷ USD năm 2015 lên 5,32 tỷ USD năm 2020. Thời gian gần đây, mặc dù dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại biên giới gặp nhiều trở ngại nhưng kim ngạch XK giữa Việt Nam với Campuchia vẫn đạt những kết quả khả quan. Cụ thể, năm 2021, XK hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia đạt 4,8 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2020. 5 tháng đầu năm 2022, XK hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia đạt 2,6 tỷ USD, tăng tới 31,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: các mặt hàng XK sang Campuchia gồm: sắt thép các loại; sản phẩm hóa chất; sản phẩm nhựa; máy móc, thiết bị điện; thực phẩm chế biến, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc. Ở chiều ngược lại, Việt Nam chủ yếu NK từ Campuchia các mặt hàng gồm: cao su, hạt điều, nông sản.
“Hiện, cả hai nước đều là thành viên của ASEAN và đều được hưởng lợi từ những cam kết trong khu vực. Theo cam kết và lộ trình giảm thuế Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, hầu hết các mặt hàng XNK giữa Việt Nam và Campuchia (trừ một số mặt hàng bảo lưu) đều được hưởng thuế từ 0-5%. Bên cạnh đó, Việt Nam và Campuchia có nhiều đặc điểm tương đồng về văn hóa, nhu cầu thị trường, thói quen tiêu dùng. Đây là những yếu tố hết sức thuận lợi để hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam được đón nhận tại thị trường Campuchia”, ông Lê Hoàng Tài lý giải thêm về nguyên nhân giúp giao thương Việt Nam-Campuchia thu về những kết quả tích cực.
Một số ý kiến đánh giá, cùng với các thỏa thuận song phương, những hiệp định, thỏa thuận trong khu vực ASEAN sẽ tiếp tục gắn kết hơn nền kinh tế của Việt Nam và Campuchia. Không chỉ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường của nhau lớn hơn, những thỏa thuận, hiệp định sẽ tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư của Việt Nam, Campuchia và nước thứ ba tận dụng các lợi thế của mỗi nước để mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh phát triển sản phẩm; đồng thời, phát triển các chuỗi giá trị khu vực để XK sang các nước ASEAN, các thị trường khác trên thế giới.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) phân tích, hiện nay DN Việt Nam đã có sự hiện diện khá lâu và đông đảo tại Campuchia. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể tranh thủ gắn bó, hợp tác đưa sản phẩm hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu, rộng tại thị trường Campuchia. “Cùng với đó, Việt Nam và Campuchia cũng còn nhiều tiềm năng để tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực cụ thể như: sản xuất hàng tiêu dùng, năng lượng, điện lực, khai thác khoáng sản, chế biến và nuôi trồng nông, lâm, thủy sản...”, bà Thuỷ nói.
Không lơ là, dễ dãi
Phân tích sâu về thị trường Campuchia, đặc biệt là với mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, ông Phan Văn Trường, Bí thư Thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Campuchia cho biết: các sản phẩm nông nghiệp Campuchia có nhiều mặt hàng khá tương đồng với Việt Nam, điển hình như gạo, cao su, ngô, sắn, hạt điều, hồ tiêu, thanh long, mít, xoài…
Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến tại đây chưa phát triển, công nhân tay nghề chưa cao. Các vùng nguyên liệu chưa quy hoạch, chủ yếu trồng rải rác, trừ một số mặt hàng trồng tập trung như dứa. Cùng với đó, chi phí logistics khá cao cũng ảnh hưởng tới việc DN tham gia đầu tư, chế biến tại Campuchia. Vì vậy, Campuchia phải NK hầu hết hàng nông sản chế biến để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Thực phẩm chế biến được tiêu thụ chủ yếu tại siêu thị dành cho tầng lớp các hộ dân có mức thu nhập khá. “Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và xu hướng dần thay đổi, nhất là với giới trẻ, sản phẩm chế biến trong các siêu thị ngày càng được ưa chuộng hơn”, ông Trường nói.
Điểm đặc biệt được Bí thư Thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Campuchia phân tích, lưu ý khá sâu khi XK hàng hoá vào Campuchia là kênh phân phối tại Campuchia còn khá sơ khai, nhiều mặt hàng nhỏ lẻ được thực hiện XNK và phân phối qua các chợ đầu mối, nhất là nhóm hàng nông, thuỷ sản. Các nhà NK tại Campuchia cũng chưa tập trung.
“Một vấn đề nữa cần lưu ý là chính sách XNK của Campuchia chưa định hình chi tiết và có rất nhiều thay đổi, đặc biệt khi giao thương Việt Nam-Campuchia chủ yếu thực hiện qua các cửa khẩu biên giới. XNK nhiều khi theo tập quán. Hoạt động kiểm tra của các đoàn liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ được áp dụng tại một vài cửa khẩu trung tâm. Ngoài ra, họ thường thành lập các nhóm công tác để kiểm tra đột xuất các cửa khẩu nhỏ lẻ. Điều này khiến việc kiểm tra hàng nông sản cũng như thực phẩm chế biến NK vào Campuchia được thực hiện chưa nhất quá, có thể có sự khác nhau tại các cửa khẩu”, ông Trường nhấn mạnh.
Dù vậy, theo ông Trường, khi DN XNK sang Campuchia không nên lơ là, dựa vào sự dễ dãi trong công tác kiểm tra của Campuchia mà phải thực hiện nghiêm túc quy định của nhà nước. Trong những năm vừa qua, nhất là trước đại dịch Covid-19 đôi khi Thương vụ cũng phải giải quyết vụ việc DN XK Việt Nam bị kiểm tra và giữ hàng nông sản tại cửa khẩu biên giới, gây ùn ứ, hư hỏng hàng hoá, đặc biệt là hàng tươi sống.
Đại diện một số DN XK thành công hàng nông, thuỷ sản, thực phẩm chế biến sang Campuchia chia sẻ kinh nghiệm, điều mà các DN muốn thúc đẩy XK sang Campuchia cần lưu ý còn là dù thương nhân Campuchia làm ăn khá nghiêm túc, song môi trường cạnh tranh tại Campuchia chưa hoàn chỉnh, nhiều xáo trộn cũng có thể tác động tới hoạt động XK của DN Việt Nam. Đồng thời, ngày 8/6/2022 vừa qua Campuchia đã ban hành Luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù căn bản các quy định tại Campuchia thường không cao, tiêu chuẩn về cơ bản đồng nhất với Việt Nam, thậm chí có thể thấp hơn, song các DN cũng cần nắm bắt kịp thời quy định mới, đảm bảo tuân thủ. “Với từng mặt hàng cụ thể, DN có thể tra cứu danh mục quản lý hàng hoá của Campuchia để biết mặt hàng đó cần xin giấy phép của cơ quan nào, có cần kiểm tra trước khi thông quan hay không…”, ông Trường thông tin thêm.
Tin liên quan

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online
16:39 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ
11:02 | 27/06/2025 Xu hướng

Chiến lược ứng phó của doanh nghiệp Việt trước áp lực thuế quan
15:50 | 25/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%
15:49 | 27/06/2025 Cần biết

Nam Á – thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
20:52 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chưa hết nửa năm, nhập khẩu gần 100.000 ô tô
14:47 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Cơ hội bứt phá của cá tra Việt khi Hoa Kỳ áp mức thuế 0%
14:13 | 26/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thế nào để xuất khẩu bền vững vào Nhật Bản?
11:54 | 25/06/2025 Xu hướng

Đến năm 2030, Nghệ An sẽ có 9 khu bến cảng
09:27 | 25/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Đến giữa tháng 6, xuất nhập khẩu đạt hơn 390 tỷ USD
09:18 | 25/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ tăng vọt, nhưng vẫn lo ngại thuế đối ứng
14:17 | 24/06/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Công bố danh sách lãnh đạo 34 Thuế tỉnh, thành phố theo mô hình chính quyền mới

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Đo sự hài lòng của người nộp thuế năm 2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Công bố danh sách lãnh đạo 34 Thuế tỉnh, thành phố theo mô hình chính quyền mới

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

Đo sự hài lòng của người nộp thuế năm 2025

Sắp xếp bộ máy phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp là dấu mốc quan trọng của ngành Thuế

Hải quan khu vực XVI quản lý địa bàn Cao Bằng, Tuyên Quang

(PHOTO): Hải quan Thái Nguyên hoạt động thông suốt trong ngày đầu triển khai mô hình mới

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

Vietnam Post hỗ trợ nhận, trả kết quả thủ tục hành chính sau sáp nhập tỉnh thành

Việt Nam có 5 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes

Vinh danh 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Hướng dẫn thực hiện phân loại mặt hàng bảng giá điện tử ESL

Phải đạt ngưỡng kim ngạch tối thiểu, doanh nghiệp mới được hưởng chế độ ưu tiên

Từ 1/7/2025, thống nhất lệ phí trước bạ 2% với xe máy trên toàn quốc

Đề xuất khấu trừ thuế TNCN ngay thời điểm nhận cổ tức bằng chứng khoán

Từ hôm nay (1/7/2025) nhiều chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

Khởi động sàn giao dịch thương mại điện tử B2B “xanh” đầu tiên tại Việt Nam

Giá bán gas trong nước giảm mạnh

Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam

Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online

Quế Việt Nam trở thành “vàng nâu” triệu đô toàn cầu

Trung tâm Giao dịch bất động sản dự kiến vận hành vào đầu năm 2026

Sáp nhập tỉnh/thành: Cơ hội rõ rệt cho thị trường bất động sản

Phân khúc bán lẻ đang phục hồi tốt hơn kỳ vọng

Doanh nghiệp khu công nghiệp chuyển hướng sang chiến lược linh hoạt
