Hàng hoá Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng
Việt Nam đã khởi xướng điều tra 9 vụ phòng vệ thương mại về thép | |
Nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại vào hàng Việt | |
Doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng phòng ngừa lừa đảo thương mại |
Toàn cảnh tọa đàm. |
5 năm một lần số lượng các vụ việc tăng gấp đôi
Việt Nam là quốc gia có quy mô xuất khẩu tăng trưởng mạnh thời gian qua kéo theo số lượng các vụ việc áp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Cụ thể, giai đoạn 2005-2010 là 25 vụ liên quan đến PVTM, thì đến giai đoạn 2011-2015 tăng lên 52 vụ và giai đoạn 2016-2021 là 109 vụ. Đến tháng 10/2022, có tổng 224 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Tại tọa đàm “Rủi ro và giải pháp hạn chế bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam”, do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 21/12, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương nêu thực trạng, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng các biện pháp điều tra và bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có số lượng ngày càng tăng lên. Các con số thống kê cho thấy cứ 5 năm một lần thì số lượng các vụ việc tăng gấp đôi, từ 25 vụ đến 52 vụ rồi đến 109 vụ.
Theo ông Chu Thắng Trung, bên cạnh số lượng các vụ việc tăng lên thì cũng có những đặc điểm tương đối mới trong quá trình các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp phải các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Thứ nhất, bên cạnh những biện pháp truyền thống như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ thì hiện nay cũng bắt đầu xuất hiện các vụ việc mà nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ - một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiến hành là áp dụng biện pháp lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Đây cũng là một cách thức điều tra mới của cơ quan điều tra nước ngoài. Hiện, trong 16 vụ việc đang phải xử lý trong 11 tính từ đầu năm 2022 cũng có một số vụ việc liên quan đến điều tra lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.
Tính chất thứ hai trong các xu hướng điều tra phòng vệ thương mại hiện nay các biện pháp phòng vệ thương mại không chỉ giới hạn ở một số ít thị trường nữa mà có thể là mở rộng ra ở các thị trường khác.
Đặc điểm thứ ba là các tiêu chuẩn điều tra của cơ quan điều tra nước ngoài đối với các doanh nghiệp có xu hướng sẽ chặt chẽ hơn, khắt khe hơn đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp để có thể đáp ứng được những yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài.
Gia tăng điều tra chống lẩn tránh
Cùng phân tích về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Luật sư thành viên, Văn phòng Luật sư IDVN cho biết, trong thời gian đây, Việt Nam tăng cường ký kết các cái hiệp định thương mại tự do. Ưu điểm đầu tiên của các hiệp định thương mại tự do mang đến chính là sẽ dỡ bỏ hoặc làm giảm đáng kể những rào cản về thuế quan tại các thị trường nhập khẩu và tạo ra một động lực cho hàng hóa xuất khẩu của Vệt Nam thâm nhập sâu hơn và rộng hơn vào các thị trường này. Từ đấy cũng sẽ tạo ra những áp lực đối với hàng hóa được sản xuất tại chính những quốc gia nhập khẩu đó.
Đặc điểm thứ hai là, khi Việt Nam trở thành đối tác của nhiều quốc gia hơn trong các hiệp định thương mại tự do đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng trở thành một điểm đến thu hút hơn về mặt đầu tư, có nghĩa là các doanh nghiệp nước ngoài ở nhiều quốc gia, kể cả Trung Quốc là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng đầu trên thế giới cũng có sự chuyển dịch sang Việt Nam.
Những nguyên nhân này cũng làm gia tăng rất nhiều các vụ việc nhắm vào Việt Nam trong giai đoạn gần đây, nhất là trong khoảng 3 năm trở lại đây. Trong năm 2022 các vụ việc phòng vệ thương mại có sự gia tăng đáng kể đối với một loại hình điều tra mới đó là điều tra chống lẩn tránh. Hệ quả của điều tra chống lẩn tránh rất đặc thù. Nếu như quốc gia nhập khẩu xác định có hành vi lẩn tránh thì quốc gia nhập khẩu có quyền áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với mức độ tương tự giống như đang áp dụng cho quốc gia ban đầu.
Ví dụ trong vụ việc gần đây nhất Việt Nam đang phải chịu điều tra của Hoa Kỳ đối với sản phẩm về ván ép, chẳng hạn mức thuế đang áp dụng cho các sản phẩm từ Trung Quốc lên tới hơn 200% và khi mà phía Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh với hàng hóa của Việt Nam thì lúc đó hàng hóa của Việt Nam sẽ có nguy cơ bị áp dụng với mức thuế 200% đấy.
“Nó rất khác với chống phá giá bởi chống phá giá là lúc đó họ sẽ tính một biên độ riêng cho hàng hóa của Việt Nam thì trong giai đoạn năm 2022 các vụ kiện liên quan tới chống lẩn tránh của Hoa Kỳ được khởi xướng nhằm vào Việt Nam tương đối nhiều và có sự gia tăng”, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho hay .
Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong trong việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới. Khi Hoa Kỳ chuyển dịch sang các cuộc điều tra về chống lẩn tránh hoặc chống gian lận cũng có thể sẽ tạo ra một tiền lệ để các quốc gia khác cân nhắc và lựa chọn con đường như vậy.
Vì thế các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải hết sức cẩn trọng. Ngoài vấn đề quan tâm đến giá bán, quan tâm đến chi phí sản xuất thì còn phải quan tâm đến diễn biến liên quan tới các vụ việc hoặc các biện pháp áp dụng cho các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thống kê cho thấy, các quốc gia thường xuyên khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo số liệu năm 2021, Hoa Kỳ là quốc gia có số vụ điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam với 41 vụ, Ấn Độ là 28 vụ, Thổ Nhĩ Kỳ 24 vụ, Canada 18 vụ, Indonesia 11 vụ, Malaysia 10 vụ, Thái Lan 8 vụ… Số vụ việc do EU khởi xướng có xu hướng giảm, tuy nhiên đây vẫn là khu vực quan tâm đặc biệt tới hoạt động phòng vệ thương mại. Các sản phẩm của Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại khá đa dạng, tập trung nhiều ở các sản phẩm kim loại, nông - lâm - thủy sản và sợi. |
Tin liên quan
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
267 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
10:38 | 16/11/2024 Kinh tế
Saigon Co.op thêm một điểm thông thương hàng hóa xuất nhập khẩu
16:02 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics