Hải quan Mỹ- Guatemala- Colombia ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO
Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ ký kết thỏa thuận về hiện đại hóa CNTT trị giá 380 triệu USD | |
Hải quan Việt Nam và OLAF ký Thỏa thuận hợp tác hành chính trong lĩnh vực hải quan |
Quyền Cao ủy Hải quan Mỹ ông Miller (bên trái) và Tổng cục trưởng Hải quan Guatemala ông Marco Livio Diaz Reyes. Ảnh: Nguồn CBP
Phát biểu tại hội nghị, ông Pete Flores Trợ lý Cao ủy phụ trách An ninh và Tạo thuận lợi thương mại của CBP cho biết, thông qua các hoạt động hợp tác với các đối tác trong khu vực bằng việc ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau và các thỏa thuận song phương khác, CBP đã tạo ra một thế trận an ninh thống nhất và bền vững. Nhờ đó CBP có thể nâng cao hơn nữa vai trò tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát an ninh kinh tế.
Bà Debbie Seguin Trợ lý Cao ủy phụ trách Quan hệ quốc tế của CBP đã chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có ông Marco Livio Diaz Reyes, Tổng cục trưởng Hải quan Guatemala và bà Ingrid M. Diaz Rincon, Tổng cục trưởng Hải quan Colombia.
MRA là thoả thuận hợp tác song phương giữa hai cơ quan hải quan nhằm cung cấp một nền tảng trao đổi thông tin về Doanh nghiệp ưu tiên (AEO) và công nhận tính tương thích của Chương trình an ninh chuỗi cung ứng của hai nước.
Hải quan Mỹ đã đạt được Thoả thuận công nhận lẫn nhau này sau khi Hải quan Guatemala và Colombia đã đồng thuận về Kế hoạch làm việc chung tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tạo thuận lợi thương mại và An ninh hàng hóa năm 2022, được tổ chức tại Anaheim, California. Kế hoạch làm việc chung là một tài liệu đưa ra lộ trình hướng tới ký kết Thoả thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên của hai cơ quan hải quan. Bên cạnh đó, bản Kế hoạch này thể hiện cam kết của cả hai chương trình, sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao và đưa ra các bước chi tiết hướng tới MRA.
Tài liệu, là thỏa thuận công nhận lẫn nhau, ghi nhận rằng các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn an ninh của các chương trình quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp và các thủ tục công nhận AEOs của nước ngoài là giống hoặc tương thích với các quy trình thủ tục của Chương trình Đối tác Hải quan-Doanh nghiệp Chống Khủng bố (CTPAT).
Quyền Cao ủy Hải quan Mỹ Miller (trái) và bà Ingrid M. Diaz Rincon (bên phải) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Colombia.
Tính chất cơ bản về Công nhận lẫn nhau là CTPAT và chương trình AEO của Cơ quan Hải quan nước ngoài có thể thiết lập một bộ tiêu chuẩn an ninh, an toàn cho phép chương trình đối tác Hải quan - Doanh nghiệp của Hải quan nước này có khả năng công nhận kết quả đánh giá AEOs của chương trình kia và mang lại lợi ích cho cả cơ quan Hải quan và các bên tham gia chuỗi cung ứng.
CTPAT là một chương trình hợp tác Hải quan - Doanh nghiệp tự nguyện do CBP thiết lập, cho phép cơ quan Hải quan đưa ra chuẩn mực an ninh hàng hóa cao nhất thông qua hợp tác chặt chẽ với các bên tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế như các doanh nghiệp nhập khẩu, hãng vận tải, công ty cung cấp dịch vụ logistics, đại lý hải quan và các nhà sản xuất.
Khi một doanh nghiệp tham gia vào chương trình CTPAT, họ sẽ ký một cam kết với cơ quan Hải quan Mỹ nhằm mục đích bảo vệ chuỗi cung ứng, xác định các lỗ hổng an ninh và thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh cụ thể cũng như thực hành tốt nhất. Doanh nghiệp phải thực hiện các chủ đề về an ninh, an toàn và đưa ra hồ sơ an ninh chỉ ra các kế hoạch hành động để đảm bảo an toàn cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
CTPAT tiếp tục nỗ lực hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm mang lại lợi ích thiết thực đảm bảo tạo thuận lợi cho thương mại trong khi vẫn không ảnh hưởng đến an ninh chuỗi cung ứng. CTPAT cam kết phối hợp và hợp tác quốc tế để tăng cường và duy trì an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu và hài hoà hóa các Chương trình AEO trên toàn thế giới.
Tin liên quan
Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác
11:25 | 13/09/2024 Hải quan
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
Intech Energy và Jolywood Solar ký thoả thuận phân phối tại Việt Nam
16:57 | 17/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Hơn 500 kg ma túy đá giấu trong dầm thép nhập khẩu
08:27 | 18/10/2024 Hải quan thế giới
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Quy định mới của Hải quan Singapore về gửi trước thông tin hàng hóa
16:40 | 19/08/2024 Hải quan thế giới
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK