Hai mối duyên kỳ lạ của người viết lời ca “Xuân và tuổi trẻ"
Sự thật của nhà thơ | |
Một trưởng lão thi ca rời cõi tạm ở tuổi 90 | |
Nhà văn và đề tài nông thôn | |
Hạnh phúc của vợ chồng cầm bút |
Nhà thơ Thế Lữ. |
Thế Lữ, tên thật Nguyễn Thứ Lễ, sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Năm 1934, ông cùng Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam và Tú Mỡ thành lập Tự Lực Văn đoàn. Năm 1935, tập “Mấy vần thơ” của ông xuất hiện, góp phần cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào Thơ Mới. Trong bài thơ “Cây đàn muôn điệu’, Thế Lữ bộc bạch: “Tôi chỉ là một khách tình si/ Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể/ Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ/ Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca”. Và ông thực hiện được ước mơ đời mình: “Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu. Lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu”. Năm 1944, khi cùng đoàn kịch lưu diễn tại Hội An, Thế Lữ tình cờ nghe được một ca khúc của nhạc sĩ La Hối (1920- 1945) với ca từ tiếng Trung của Diệp Truyền Hoa, ông lập tức viết thêm lời Việt: “Ngày thắm tươi bên đời xuân mới/ Lòng đắm say bao nguồn vui sống/ Xuân về với ngàn hoa tươi thắm/ Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…”. Đến hôm nay, ca khúc “Xuân và tuổi trẻ” với ca từ của Thế Lữ đã trở thành bài hát kinh điển không thể thiếu mỗi dịp sum vầy đón Tết của người Việt!
Bước vào giai đoạn thanh niên, chàng trai Nguyễn Thứ Lễ thường xuyên đau ốm, nên nhiều người khuyên nên sớm cưới vợ. Dân gian vẫn quen gọi tập quán ấy là “xung hỷ”. Con dâu út của Thế Lữ là bà Phạm Thảo Nguyên chia sẻ: “Khi bố được 17 tuổi, bà nội về một làng đạo ở Hà Nam, đi xem mặt các cô gái trong làng, bà chọn mẹ chồng tôi, một cô gái hiền lành ngoan đạo 19 tuổi cho con trai của bà”.
Bà Nguyễn Thị Khương sinh hạ cho nhà thơ Thế Lữ cả thảy 4 người con, 3 trai 1 gái. Bà chấp nhận ở nhà thay chồng chăm sóc mẹ già và nuôi dạy con thơ, để Thế Lữ được thỏa sức phô diễn tài nghệ trên Hà Nội. Tuy lãng đãng gió trăng, nhưng nhà thơ Thế Lữ cũng cảm nhận được những vất vả mà vợ mình phải chịu đựng khi sống với mẹ chồng khó tính. Ông giải thích cho vợ hiểu rằng, do tình duyên của mẹ gặp nhiều trắc trở nên việc hành hạ con dâu cũng vì những uất ức không thể giải bày với ai. Để cải thiện quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, Thế Lữ viết một truyện ngắn mổ xẻ vướng mắc ấy và giả vờ là tác phẩm của người khác, rồi đọc cho mẹ nghe. Thế Lữ có ngờ đâu bà lang rất tinh ý, nghe chừng mấy đoạn đã cầm lấy cái tráp đựng trầu dằn mạnh xuống phản một cái rầm: “À, thế ra anh lại muốn dạy tôi đấy!”. Thế Lữ sợ mẹ giận, vội vàng chạy ngược lên Hà Nội. Còn lại bao nhiêu tai ương tiếp tục do bà Nguyễn Thị Khương gánh hết.
Những ngày lang thang dựng kịch, Thế Lữ đã gặp một người con gái Hà Nội đam mê sân khấu là Phạm Thị Nghĩa. Gia đình không chấp nhận “xướng ca vô loài”, nên Phạm Thị Nghĩa chỉ mon men đến gần sàn diễn bằng tư cách một người bán vé từ thiện. Với con mắt nhà nghề, Thế Lữ nhận ra Phạm Thị Nghĩa có tài diễn viên. Vì vậy, khi đưa kịch bản “Gái không chồng” của Đoàn Phú Tứ lên sân khấu tại Hải Phòng, Thế Lữ đã cho người lên Hà Nội mời Phạm Thị Nghĩa vào vai cô Mão. Dù diễn ở Hải Phòng, nhưng Phạm Thị Nghĩa vẫn sợ người thân phát hiện, nên đánh liều lấy nghệ danh Song Kim. Phút giây bất ngờ ấy, đã giúp nền kịch nghệ Việt Nam sau này có được một Nghệ sĩ Nhân dân Song Kim!
Năm 1938, Thế Lữ đám cưới với Song Kim. Không ai phủ nhận họ là cặp rất đẹp đôi trong giới nghệ sĩ, nhưng nỗi buồn lại trút sang cho người vợ đầu vẫn lặng lẽ ở đất cảng.
Năm 1954, nhà thơ Thế Lữ đưa con trai đầu lòng là đạo diễn Nguyễn Đình Nghi (1928-2001) đi kháng chiến, còn bà Nguyễn Thị Khương đưa ba đứa con Nguyễn Quỳnh Trâm, Nguyễn Thế Học, Nguyễn Thế Tùng vào Nam. Vậy là cách chia ngàn trùng. Không có con chung với nhà thơ Thế Lữ, nên Nghệ sĩ Nhân dân Song Kim nuôi nấng đạo diễn Nguyễn Đình Nghi như con ruột.
Dù từng bồng bềnh “Tôi là người bộ hành phiêu lãng. Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi”, nhưng Thế Lữ vẫn dành sự quan tâm cho vợ con. Sau khi đất nước thống nhất, nhà thơ Thế Lữ đã thương thảo với Nghệ sĩ Nhân dân Song Kim để dọn vào Sài Gòn sống chung với bà Nguyễn Thị Khương. Ở căn nhà trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TPHCM) nhà thơ Thế Lữ có 12 năm đoàn tụ với bà Nguyễn Thị Khương, từ 1977 đến khi qua đời vào ngày 3/6/1989. Cũng chính ở căn nhà ấy, bà Nguyễn Thị Khương từng bỏ ra hơn 20 năm lầm lũi thay chồng nuôi hai con trai Nguyễn Thế Học và Nguyễn Thế Tùng đều có được học vị Tiến sĩ, riêng con gái Nguyễn Quỳnh Trâm trở thành một doanh nhân.
Hình ảnh bà Nguyễn Thị Khương được chính con dâu út Phạm Thảo Nguyên cảm nhận: “Mẹ có dáng người tầm thước, vấn khăn vải, ăn trầu và còn răng đen. Mẹ là người cổ kính, ăn nói nhỏ nhẹ, không to tiếng bao giờ. Mẹ rất hiền và nghe theo ý của các con. Mẹ chăm lo cho các con, dù đã lớn, từng miếng ăn, giấc ngủ. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ khóc, ngay cả khi tiễn con cháu đi xa không biết bao giờ trở lại. Mẹ nói mẹ không còn nước mắt”.
Tin liên quan
Tượng ông Sấm kỳ lạ ở chùa Bà Tấm
09:42 | 03/04/2020 Du lịch
Điểm chung kỳ lạ của những vụ nhập hàng giả mạo xuất xứ
10:06 | 08/08/2019 An ninh XNK
Một số điểm đến có tên gọi kỳ lạ nhất Việt Nam
10:42 | 03/04/2019 Điểm đến
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics