Góp ý dự thảo Nghị định về chứng khoán phái sinh
Công ty môi giới chứng khoán phái sinh phải có vốn điều lệ tối thiểu 800 tỷ đồng | |
Sắp ra mắt sản phẩm chứng khoán phái sinh mới | |
Khối lượng giao dịch chứng khoán phái sinh giảm đáng kể |
Theo bảng tổng hợp này, các bộ, ngành gồm: Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT đã có ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định.
Góp ý cho Điều 3 dự thảo Nghị định, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đề xuất ban soạn thảo xem xét bổ sung giải thích khái niệm “hoạt động tạo lập thị trường” để làm rõ hoạt động của thành viên tạo lập thị trường.
Tiếp thu ý kiến này, Bộ Tài chính đã bổ sung khái niệm “hoạt động tạo lập thị trường là việc thực hiện các giao dịch mua, bán nhằm tạo thanh khoản cho một hoặc một số loại giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán” tại Khoản 14 Điều 3 dự thảo.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tại Điều 5, Điều 7, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 dự thảo Nghị định có đề cập đến cụm từ “bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh”. Để thống nhất cách hiểu và thuận tiện cho việc áp dụng văn bản, Ngân hàng Nhà nước đề nghị xem xét việc giải thích thuật ngữ này tại dự thảo.
Theo đó, tổ biên soạn đã tiếp thu, bổ sung khái niệm “bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là các hoạt động bao gồm ký quỹ, đối chiếu, xác nhận kết quả giao dịch, xử lý lỗi, thế vị giao dịch, bù trừ, xác định nghĩa vụ thanh toán, chuyển giao tiền và chuyển giao chứng khoán vào ngày thanh toán và quản lý rủi ro liên quan đến giao dịch chứng khoán” tại Điều 3 Khoản 17 Dự thảo.
Góp ý cho Điều 4 Khoản 2 Điểm b, Bộ Tư pháp cho rằng, điều kiện để được cấp phép đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ dựa trên 2 báo cáo (báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính bán niên). Tuy nhiên, điều kiện lỗ lũy kế, ý kiến của tổ chức kiếm toán tại báo cáo tài chính và hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chỉ yêu cầu báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính bán niên (nếu có).
Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị rà soát, chỉnh lý lại quy định này để đảm bảo sự thống nhất về điều kiện, hồ sơ cấp phép cho doanh nghiệp (tương tự đối với quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 dự thảo Nghị định).
Tiếp thu ý kiến trên, tổ soạn thảo nghị định đã chỉnh sửa quy định về hồ sơ tại Điều 5 Khoản 1 điểm c: “Báo cáo tài chính của năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét (trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh sau ngày 30/6)”.
Điều 5 Khoản 3 về việc thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đề nghị xem xét bổ sung điều kiện “Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%” để bảo đảm an toàn đối với các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Vè vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, so với Nghị định 42/2015/NĐ-CP, Dự thảo quy định phạm vi hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bị giới hạn hơn vì theo quy định tại Luật Chứng khoán năm 2019, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
Do đó, không cần thiết bổ sung điều kiện này để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính mình.
Tin liên quan
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Cảnh giác trước sự “đổ bộ” của các sàn thương mại điện tử chưa chính thống
15:39 | 29/10/2024 Kinh tế
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK