Gỡ vướng chính sách thuế liên quan đến Luật Quản lý thuế và Nghị định 126
Công chức Hải quan Đồng Nai kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.H |
*Cục Hải quan Đồng Nai nêu vướng mắc, Điều 52 Luật Quản lý thuế và Điều 14, 15 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định việc ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế. Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai sai.
Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, do chưa có sự thống nhất tên gọi các hành vi vi phạm nêu tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Nghị định 128/2020/NĐ-CP dẫn đến nếu sử dụng tên gọi theo quy định của Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì không xử phạt được và ngược lại, nếu sử dụng tên gọi theo quy định của Nghị định 128/2020/NÐ-CP thì không ấn định thuế được.
Về ấn định thuế, theo Tổng cục Hải quan, việc ấn định thuế đối với hàng hóa XNK đã được quy định tại Điều 52 Luật Quản lý thuế năm 2019, Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Theo đó, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế năm 2019, thì cơ quan Hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa XNK trong trường hợp: "a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế”.
Cũng tại điểm b khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cơ quan Hải quan ấn định thuế đối với trường hợp: "b) Người khai thuế không kê khai hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế; kê khai sai đối tượng miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế; quá thời hạn quy định người khai thuế không báo cáo hoặc báo cáo số liệu không chính xác với cơ quan Hải quan; quá thời hạn quy định người khai thuế không nộp bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc đã nộp bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp”.
Căn cứ quy định trên thì trường hợp người khai thuế kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế thì thuộc trường hợp bị ấn định thuế theo quy định.
Liên quan đến xử lý vi phạm, theo Tổng cục Hải quan, khoản 2 Điều 142 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Điều 9 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu. Nội dung hướng dẫn ghi Biên bản vi phạm hành chính được quy định tại Mẫu số MBB 01 ban hành kèm Thông tư 90/2000/TT-BTC ngày 11/11/2020 của Bộ Tài chính quy định các Biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Để khắc phục tình trạng mô tả hành vi “khai sai” theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP sẽ không thống nhất với hành vi “khai không chính xác” theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP, khi lập biên bản công chức cần đồng thời sử dụng các cụm từ “khai không chính xác, không đầy đủ, khai sai” để làm cơ sở ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
*Cục Hải quan Bình Phước nêu, tại điểm c khoản 2 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, thì: “Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan Hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan Hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”.
Theo đó, Hải quan Bình Phước thắc mắc, nếu tại thời điểm DN khai bổ sung quá thời hạn quy định làm tăng số tiền thuế được miễn thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế tại thời điểm DN khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng sau khi thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, qua kiểm tra hồ sơ, số sách kế toán DN cung cấp, xác định lại số liệu tại bản khai bổ sung báo cáo quyết toán là chưa chính xác, dẫn đến số tiền thuế ấn định tại thời điểm xử lý khai bổ sung nhỏ hơn số tiền thuế ấn định được xác định lại tại thời điểm kiểm tra tại trụ sở DN thì có được hoàn thuế, hoàn tiền phạt vi phạm hành chính cho DN hay không? (Số tiền phạt vi phạm hành chính thừa do tính theo tỷ lệ % trên số tiền thuế ấn định).
Về việc khai bổ sung báo cáo quyết toán, ấn định thuế, theo Tổng cục Hải quan, căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán; Điều 52 Luật quản lý thuế năm 2019, Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ CP, trường hợp DN phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán và thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán theo đúng quy định của pháp luật về hải quan thì cơ quan Hải quan không thực hiện ấn định thuế. Trường hợp sau khi kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế, cơ quan Hải quan đã ban hành quyết định ấn định thuế đối với số lượng hàng hóa không đủ điều kiện miễn thuế thì DN không được thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan Hải quan.
Liên quan đến việc hoàn trả tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, việc hoàn trả tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính đã được quy định tại Điều 6 Thông tư 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan Bình Phước căn cứ vào quy định nêu trên để xem xét xử lý.
*Cục Hải quan Đồng Nai nêu, theo quy định tại điểm m khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thì: “m) Hàng hóa NK thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, trường hợp tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ nhưng người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan”.
Tuy nhiên, tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm 5 khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP; điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan thì thời điểm chuyển mục đích sử dụng hàng hóa so với mục đích miễn thuế ban đầu DN phải mở tờ khai mới, trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng... Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn thời điểm chuyển mục đích sử dụng hàng hóa để xác định trị giá tính thuế là tính từ thời điểm khi Ngân hàng niêm phong tài sản hay là tại thời điểm khi tổ chức thực hiện bán đấu giá được hoặc thực hiện tại thời điểm Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Cục Hải quan Đồng Nai nhấn mạnh, nếu trường hợp xác định thời điểm chuyển mục đích sử dụng là thời điểm ngân hàng niêm phong hoặc thời điểm Nghị định 126/2020/NĐ CP có hiệu lực thì việc xác định trị giá hải quan dựa theo số liệu nào trong trường hợp DN ngưng hoạt động không còn ghi chép sổ sách kế toán nữa...
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, khoản 2 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 đã quy định rất rõ về vấn đề này.
Theo đó, trường hợp hàng hóa NK thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, trường hợp tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ thì thời điểm để xác định trị giá tính thuế là thời điểm tổ chức tín dụng xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Tin liên quan
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan chủ động rà soát, đánh giá đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế
14:45 | 05/07/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện quy định về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
08:04 | 28/02/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK