Giúp các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã lớn dần
Bí quyết giúp doanh nghiệp đứng vững tại các thị trường FTA Hợp tác xã tìm đường xuất khẩu |
Các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại diễn đàn. Ảnh: N.H |
Ngày 17/6, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp VN (VFAEA) phối hợp cùng Công ty TNHH Truyền thông quốc tế H&H tổ chức Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản cho các doanh nghiệp địa phương tại TPHCM.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Duy Minh, Chủ tịch VFAEA thông qua chương trình, VFAEA mong muốn kết nối các đơn vị sản xuất với doanh nghiệp phân phối, thương mại có nhu cầu phù hợp để có thể đứng vững trong tình hình khó khăn hiện nay. Việc kết nối cũng sẽ tạo môi trường cọ xát cho doanh nghiệp, hợp tác xã để có thể chuyển mình thành doanh nghiệp xuất khẩu lớn, đủ năng lực xuất khẩu chính ngạch trong tương lai. Diễn đàn nằm trong chuỗi sự kiện hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã từng địa phương tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiến tới hình thành Trung tâm hỗ trợ bán sỉ nông sản cho cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã các địa phương trên cả nước.
Trên thực tế, với năng lực sản xuất nhỏ, nguồn vốn hạn chế, việc có thể cung ứng sản phẩm với sản lượng lớn, hoặc đáp ứng các tiêu chuẩn cao cấp, tiến vào các thị trường lớn, khó tính là điều gần như không thể đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ. Việc tìm được đầu ra sẽ giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ có thể đứng vững và từng bước tích lũy kinh nghiệm, nguồn lực để mở rộng quy mô, năng lực sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và hướng tới các thị trường cao cấp hơn.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản vùng I - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, mặc dù đã có sự tăng trưởng đều trong những năm qua, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đang đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh nhiều quốc gia thực thi chính sách tăng cường bảo hộ sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; đẩy mạnh sản xuất nông sản để chủ động nguồn cung.
Đáng chú ý, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam dù đứng đầu thế giới nhưng thứ hạng về giá xuất khẩu lại rất thấp. Cụ thể, xuất khẩu hạt tiêu xếp thứ 1 thế giới nhưng giá xuất khẩu tiêu của Việt Nam chỉ đứng thứ 8; hạt điều đứng thứ 1 thế giới nhưng giá đứng thứ 6, gạo, cà phê đứng trong nhóm thứ 2 và thứ 3 thế giới nhưng giá xuất khẩu chỉ đứng thứ 10. Giá trị xuất khẩu thấp phần nhiều do Việt Nam còn xuất khẩu thô và sơ chế nhiều (chiếm khoảng 60%).
Bên cạnh đó, chất lượng của một số sản phẩm nông sản xuất khẩu còn chưa ổn định, trong khi các yêu cầu của các nước nhập khẩu ngày càng cao. Vẫn còn nhiều đơn hàng xuất khẩu bị trả về do sử dụng các chất cấm trong quá trình sản xuất và chế biến. Tỷ lệ sản phẩm sản xuất theo các tiêu chuẩn bền vững, chứng nhận quốc tế còn ít, chỉ đạt khoảng 10%.
Nguyên nhân của những hạn chế này, theo ông Dũng, là do quy mô sản xuất trong nước còn nhỏ lẻ với 80% nông dân có diện tích dưới 1 ha. Điều này gây khó khăn cho việc sản xuất sản phẩm đồng bộ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cơ giới hóa giảm giá thành, chất lượng đồng đều. Trong bối cảnh hội nhập mạnh, các quốc gia ngày càng nâng cao các rào cản phi thuế quan để bảo về thị trường trong nước. Một số nước thay đổi chính sách nhập khẩu thường xuyên cũng gây khó khăn cho nông sản Việt Nam. Trong khi hệ thống thông tin và phân tích thị trường còn hạn chế, khung pháp lý chưa được đầu tư đầy đủ.
Việc có thể ngay lập tức thay đổi những hạn chế này là rất khó khăn. Theo ông Lê Duy Minh, cần có một chương trình dài hạn với sự đồng lòng và sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, các doanh nghiệp nông nghiệp, các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối và người tiêu dùng. Trong đó, Chính phủ cần tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi và đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng vận chuyển và lưu thông nông sản hiệu quả. Về phía các doanh nghiệp nông nghiệp, cần đẩy mạnh chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý, đồng thời nắm bắt thông tin thị trường và nhu cầu tiêu dùng để có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp và cạnh tranh.
Các nhà nhập khẩu và nhà phân phối cũng cần tìm kiếm và thiết lập quan hệ đối tác bền vững với các doanh nghiệp nông nghiệp trong nước, đồng thời đảm bảo quy trình vận chuyển và lưu thông nông sản được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và nhanh chóng. Người tiêu dùng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy việc tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp trong nước, đảm bảo nguồn cung ổn định và an toàn.
Ông Trần Huy Hoàng, Giám đốc Trung tâm Giao dịch nông sản bán sỉ cho biết, dự kiến đầu tháng 7 Trung tâm Giao dịch bán sỉ sẽ chính thức ra mắt. Trung tâm tạo điều kiện thuận lợi để các bên tham gia có thể trao đổi thông tin, thương lượng và thực hiện giao dịch một cách thuận lợi, đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như kiểm định chất lượng, vận chuyển hàng hóa thông qua đối tác, lưu thông thông sản, quảng bá thương hiệu, truyền thông sản phẩm… Ông Hoàng cũng cho biết, trong giai đoạn đầu ra mắt, trung tâm sẽ miễn toàn bộ chi phí cho các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tại diễn đàn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Trung tâm Giao dịch nông sản bán sỉ, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ và các hợp tác xã đã thực hiện ký kết hợp tác tiêu thụ nông sản.
Tin liên quan
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
10:48 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp trước cơ hội mới trong xuất khẩu xanh, bền vững
08:12 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
20:29 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
16:25 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan chung tay xây dựng thêm 3 ngôi nhà mơ ước
09:17 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam được vinh danh Top 10 sản phẩm dịch vụ tin dùng năm 2024
07:49 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài
14:26 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
11:01 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
10:18 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ
08:30 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
13:41 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
09:09 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
08:54 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics