Giữ ổn định giá cả hàng hóa, bảo đảm kiểm soát lạm phát
Công tác quản lý, điều hành giá các tháng còn lại năm 2021 và ngay trong thời gian đầu năm 2022 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng. Ảnh Thu Dịu. |
Kiểm soát lạm phát năm 2021 đảm bảo trong tầm kiểm soát
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, thời gian qua, nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa, trong đó có công tác quản lý, điều hành giá.
Trong thời gian tới, các nước sau khi khống chế được dịch bệnh sẽ mở rộng sản xuất, nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ, nhu cầu các mặt hàng chiến lược tăng cao, xu hướng lạm phát gia tăng… Do đó, công tác điều hành giá quý 4/2021 là hết sức quan trọng.
Trình bày báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) cho biết, mặt bằng giá cả thị trường trong 10 tháng năm 2021 cơ bản nằm trong kịch bản điều hành giá đã đề ra ngay từ đầu năm. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9 tăng 2,06%; CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2021 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%. CPI tháng 10/2021 ước giảm 0,1-0,15%; bình quân 10 tháng ước tăng 1,81-1,83% so với cùng kỳ năm trước... Nhìn chung, từ đầu năm đến nay, mặt bằng giá cả thị trường tăng giảm đan xen, một số mặt hàng có mức tăng cao do chịu tác động của các yếu tố cung cầu trong nước và giá thế giới.
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, một số nguyên nhân gây áp lực lên mặt bằng giá như: một số mặt hàng thiết yếu có biến động tăng giá do ảnh hưởng từ chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển logistics tăng; thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng; giá xăng dầu, LPG trong nước do tác động từ giá thế giới tăng mạnh khi nhu cầu chung thế giới tăng,…
Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, công tác kiểm soát lạm phát năm 2021 đảm bảo trong tầm kiểm soát của Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá và ở mức thấp. Tuy nhiên, áp lực lạm phát năm 2022 là rất lớn nhất là khi khủng hoảng năng lượng có thể trở nên trầm trọng, xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược của một số nước tác động toàn diện đến kinh tế thế giới và trong nước.
Theo đó, công tác quản lý, điều hành giá các tháng còn lại năm 2021 và ngay trong thời gian đầu năm 2022 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung và việc kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu kép của Chính phủ, qua đó vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân, đảm bảo các điều kiện cho công tác phòng chống dịch bệnh vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bộ Tài chính phải hoàn thiện hệ thống giải pháp
Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng thống nhất nhận định, sức ép đối với công tác điều hành giá năm 2022 là rất lớn. Chính vì vậy cần chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm an toàn, an sinh; thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khôi phục thị trường trong nước, bảo đảm lưu thông hàng hóa, kết nối cung - cầu; củng cố, phát triển hệ thống bán lẻ; thường xuyên cập nhật, công khai, minh bạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời điều chỉnh những bất cập, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm về giá…
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, từ nay đến cuối năm, dự kiến CPI bình quân tăng khoảng 2%. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội và Chính phủ giao trong năm 2021 không bị áp lực nặng nề, khả năng hoàn thành mục tiêu rất là cao.
Theo Phó Thủ tướng, sang năm 2022, nhiều nước đã bắt đầu mở cửa, khôi phục lại sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng… tăng rất cao. Ở trong nước, tuy chúng ta đã kiểm soát tốt, nhưng diễn biến dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây ra khó khăn đối với hoạt động sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hóa,....
Do đó, từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tập trung cao độ, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và nhiệm vụ của từng thành viên Ban Chỉ đạo phải nắm bắt tình hình, theo sát diễn biến, điều hành theo đúng quy định của pháp luật, chủ động có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, kịp thời.
Về giải pháp cho những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến phát biểu của các bộ, ngành để hoàn thiện hệ thống giải pháp sát với tình hình và điều kiện thực tiễn trong nước, bảo đảm khả thi; Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, tình hình lạm phát chung của các quốc gia, diễn biến các thị trường Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu lớn để chủ động có giải pháp phù hợp.
Các bộ, ngành, địa phương cần tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu của thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để chuẩn bị nguồn dự trữ, bình ổn giá, nhất là trong những tháng cuối năm, tết Nguyên đán và đầu năm 2022. Đây là những việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đã làm hằng năm, nhưng năm nay có đặc thù là nền kinh tế bị tác động nặng nề của dịch bệnh cho nên cần hết sức lưu ý để tổ chức công tác dự trữ, bình ổn hợp lý.
Phó Thủ tướng yêu cầu phải giữ ổn định giá các hàng hóa nhà nước định giá, sát với tình hình, bảo đảm kiểm soát được lạm phát chung, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Đối với giá các dịch vụ công triển khai theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số bộ, ngành khác cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, cơ sở để thực hiện. Bộ Y tế cần tập trung hơn trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến quản lý giá dịch vụ khám chữa bệnh, “phân loại ra, cái gì đã đủ điều kiện rồi thì làm sớm, làm trước”.
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chủ động phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ của mình tập trung quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả về giá đối với các mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu; điện; thực phẩm; phân bón và thức ăn chăn nuôi; thuốc chữa bệnh và sinh phẩm, vật tư y tế…
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics