Bộ Tài chính: Kiểm soát chặt giá cả vật tư, hàng thiết yếu để ổn định tâm lý người tiêu dùng
Kiến nghị mua lúa vào kho dự trữ quốc gia để ổn định thị trường | |
Tìm giải pháp bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu |
Bộ Tài chính sẽ theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng. Ảnh: Internet. |
Bộ Tài chính kịp thời tham mưu điều hành
Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước. CPI bình quân 8 tháng đầu năm 2021 tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng đầu năm 2021 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân khiến CPI trong tháng 8/2021 tăng là do nhiều địa phương thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người dân hạn chế tối đa ra ngoài nên nhu cầu dự trữ, tiêu dùng thực phẩm tăng. Bên cạnh đó nguồn cung bị hạn chế, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao do các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách nên các doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn trong quá trình lưu thông. Theo đó, chỉ số giá nhóm thực phẩm tháng 8/2021 tăng 0,97% so với tháng trước. Đặc biệt, các tỉnh đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16/CT-TTg có mức tăng cao hơn mặt bằng chung như Hà Nội (tăng 3,27%), TP. Hồ Chí Minh (tăng 2,72%), Cần Thơ (tăng 6,07%), Bình Dương (tăng 4,01%), Vĩnh Long (tăng 2,79%)…
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trong thời gian qua, nhất là tại các tỉnh phía Nam, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu cầu thiết yếu cho nhân dân. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã kịp thời tham mưu và có văn bản triển khai đến các bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường triển khai công tác quản lý, điều hành giá, ổn định giá cả thị trường.
Đặc biệt, những mặt hàng thiết yếu như giá xăng, gas, điện, nước sạch, các mặt hàng nông sản, vật tư nông nghiệp, giá các dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ giáo dục và sách giáo khoa, giá thuốc, vật tư y tế, vật tư phòng dịch… đã được các bộ, ngành địa phương quản lý, điều hành nhịp nhàng, chặt chẽ.
Do đó, mặc dù diễn biến giá xăng dầu trên thế giới tăng cao nhưng do công tác điều hành giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh phù hợp, linh hoạt, kết hợp với việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá nên giá xăng dầu trong nước không có tình trạng tăng “đột biến”.
Theo Bộ Tài chính, trong 8 tháng qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành 16 văn bản điều hành xăng dầu, trong đó giá xăng có 10 lần tăng, 4 lần giảm và 2 lần giữ ổn định; giá dầu có số lần điều chỉnh tăng ít hơn (8-9 lần tùy loại).
Đáng chú ý, trước tình hình dịch bệnh ngày càng có diễn biến căng thẳng, Bộ Tài chính liên tục có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị công bố giá thị trường của các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2, các hàng hóa, dịch vụ phòng, chống dịch khác để các địa phương, đơn vị tham khảo trong mua sắm phục vụ phòng, chống dịch trên cơ sở kết quả rà soát giá thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế...
Đồng thời, Bộ Tài chính có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó, đề nghị giao Bộ Y tế thường xuyên cập nhật, công khai thông tin về giá thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2.... hàng hóa, dịch vụ phòng, chống dịch.
Hiện nay, Bộ Y tế đã triển khai hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp cung ứng trên thị trường triển khai thực hiện việc công khai giá trang thiết bị y tế. Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Y tế triển khai một số nội dung làm cơ sở thực hiện đàm phán giá các loại hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện dịch vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong trường hợp không có doanh nghiệp công bố giá.
Chủ động tháo gỡ khó khăn và điều tiết nguồn hàng
Theo Bộ Tài chính, rủi ro lạm phát trên thế giới vẫn tăng cao sẽ có tác động gián tiếp tới nước ta khi giá nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu tiếp tục ở mức cao như xăng dầu, gas, thép khiến giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tăng, gia tăng tỉ lệ “nhập khẩu lạm phát”. Đây là những yếu tố sẽ tác động chung đến lạm phát trong nước.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng cục Quản lý giá nhận định, áp lực từ việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số dịch vụ công trong giai đoạn tới phải tính đến việc triển khai Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ trong năm 2021. Theo đó, trong trường hợp xem xét tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh bước 3, kết cấu chi phí quản lý thì sẽ tác động đến CPI khoảng 0,13%.
Để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội giao, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, trong những tháng cuối năm, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động.
Trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh trong nước và diễn biến giá cả các mặt hàng trên thế giới và trong nước, Bộ Tài chính đề xuất triển khai một số biện pháp như: theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp; chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Cùng với đó, phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, quản lý kê khai giá, niêm yết giá theo quy định pháp luật. Tiếp tục đánh giá, cập nhật kịch bản điều hành giá cho nửa cuối năm để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng-Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là việc tính toán, điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.
Tin liên quan
Chủ động dự báo, xây dựng kịch bản cho mục tiêu điều hành giá năm 2025
21:15 | 27/12/2024 Tài chính
Kết quả tích cực trong triển khai hoá đơn điện tử
08:51 | 27/12/2024 Tài chính
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
16:47 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế 62.726 tỷ đồng
15:52 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025
16:19 | 25/12/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
16:19 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế năm 2024 tăng 33,2%
15:55 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế
15:02 | 25/12/2024 Tài chính
Ngành Thuế xử lý vi phạm về hóa đơn gần 182 tỷ đồng
14:01 | 25/12/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
10:11 | 25/12/2024 Tài chính
Hỗ trợ thực thi hiệu quả nhiều quy định mới về thẩm định giá
07:56 | 25/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thị trường bất động sản sẽ chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2025
Tạm giam 2 đối tượng vận chuyển hàng cấm
Hải quan Cần Thơ thu ngân sách vượt chỉ tiêu 17%
1 tập thể và 2 cá nhân Hải quan Quảng Trị được tặng thưởng Huân chương chiến công
Tiêu hủy hơn 44.000 bao thuốc lá lậu tại Quảng Trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics