Facebook Twitter youtube Tiktok

Giải bài toán xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chính ngạch

(HQ Online) - Để xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thành công, đến được nhiều thị trường lớn, các chuyên gia đã đưa nhiều khuyến nghị, giải pháp cho doanh nghiệp tại tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản” do Tạp chí Hải quan tổ chức (ngày 26/7/2022, tại TPHCM).
Nhiều dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu nông thủy sản khu vực phía Nam
Cơ quan Hải quan tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Sáng nay diễn ra tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản”
Giải bài toán xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chính ngạch
Tọa đàm đã thu hút đông đảo doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia. Ảnh: C.L

Nhiều khó khăn thách thức

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đang là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2022. Bà Vũ Thị Ánh Hồng, Tổng Biên tập Tạp chí Hải quan cho biết, dù chịu ảnh hưởng đại dịch Covid-19, xung đột chính trị, song trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt gần 28 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tín hiệu tích cực, khẳng định vị thế của nông, lâm, thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, sau khi Việt Nam ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với hầu hết các khu vực kinh tế phát triển. Đây là cơ hội để Việt Nam mở rộng phát triển thị trường, khẳng định vị thế, tiềm năng, thế mạnh ngành hàng nông, lâm, thủy sản.

Xuất khẩu đang là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2022, trong đó ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt. Kết quả xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt gần 28 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2021. Ngành nông nghiệp đã mang về thặng dư thương mại khoảng 5,75 tỷ USD, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, hiện xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam cũng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như: dịch Covid-19, lạm phát tăng cao ở nhiều thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine... khiến giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics tăng mạnh. Câu chuyện ùn ứ nông sản tại một số cửa khẩu phía Bắc thời gian vừa qua khi Trung Quốc siết chặt biện pháp kiểm soát dịch bằng chính sách “Zero Covid”, cho thấy việc thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch và mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới cho hàng hóa nông, lâm, thủy sản Việt Nam là hết sức cần thiết.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam, tuy nhiên từ đầu năm 2022, quy định về xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc đã có thay đổi rất lớn khiến việc xuất khẩu hàng nông, thủy sản và các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn. Theo bà Bùi Hoàng Yến, Phó Tổ trưởng Tổ Công tác miền Nam, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương, ngay từ đầu năm 2022, các doanh nghiệp XK của Việt Nam phải thực hiện theo Lệnh 248, Lệnh 249 của Trung Quốc. Theo đó, toàn bộ doanh nghiệp nước ngoài xuất thực phẩm sang thị trường Trung Quốc phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc. Bà Yến khuyến nghị, các doanh nghiệp cần lựa chọn những đối tác bảo đảm, tin cậy nhằm giúp việc lưu trữ hồ sơ (tối thiểu 6 tháng) được thuận lợi, bên cạnh việc tuân thủ các yếu tố như kho bãi, vận chuyển.

Cùng với đó, Trung Quốc cũng ban hành tiêu chuẩn mới GB 2763-2021 quy định 10.092 mức giới hạn dung lượng tối đa với 564 loại thuốc bảo vệ thực vật, trong danh mục 376 thực phẩm. Những yêu cầu này đang dần tiệm cận với những nước phát triển, và duy trì việc kiểm soát Covid-19 trên bao bì, phương tiện vận chuyển thủy sản đông lạnh, thủy sản sống. Ðối với các sản phẩm trồng trọt, Trung Quốc đang ngày càng kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới, nhất là giao thương tiểu ngạch. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh quản lý sản phẩm nhập khẩu theo hình thức nghị định thư và yêu cầu khai báo mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Để thuận lợi cho xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, ngoài các biện pháp của các cơ quan ban nghành và các địa phương có biên giới với Trung Quốc đã áp dụng trong thời gian qua, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại, tăng khả năng kết nối phục vụ lưu thông hàng hóa cho sản xuất, xuất khẩu, giảm chi phí logistics; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các tỉnh biên giới trong việc triển khai các phương án nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất - nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản có tính chất thời vụ.

Khơi thông dòng chảy

Bà Bùi Hoàng Yến cho rằng, việc tính toán cho tiêu thụ nội địa trong nước hoặc các thị trường khác khi vào cao điểm mùa thu hoạch nông sản, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán cũng là phương án cần được các doanh nghiệp về nông sản của Việt Nam tính đến để giảm tình trạng phụ thuộc vào một thị trường, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khi thông quan nông sản gặp khó khăn. Song song đó, các doanh nghiệp đặc biệt lưu ý các giải pháp để tận dụng lợi thế các EVFTA mang lại. Cần chủ động tìm hiểu thông tin để nắm vững cam kết của EU, thông tin về ưu đãi thuế quan. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến, từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao.

Đứng ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước về Hải quan, Phó Cục trưởng Cục Giám sát Quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan Đào Duy Tám cho biết, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông, thủy sản đã được đơn giản hóa nhằm tạo thuận lợi thương mại và được ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn có thể diễn biến phức tạp do đã xuất hiện biến chủng mới; nhiều nước trên thế giới còn áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch nên hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng.

Vì vậy, để hạn chế ảnh hưởng, thiệt hại từ dịch bệnh, ngành Hải quan khuyến nghị các doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là đối với mặt hàng nông, thủy sản cần lưu ý nghiên cứu, nắm bắt tình hình diễn biến dịch bệnh và chính sách kiểm soát phòng chống dịch của Việt Nam cũng như các nước có liên quan kịp thời; thực hiện hoạt động thương mại theo thông lệ quốc tế. Đặc biệt cần lưu ý đàm phán những điều khoản dành riêng cho trường hợp ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh… để tránh những rủi ro không may do dịch bệnh. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa đối tượng khách hàng và thị trường xuất khẩu nông sản để tránh phụ thuộc vào các đối tượng, thị trường truyền thống.

Theo ông Đặng Thái Thiện, Phó trưởng phòng Giám sát quản lý, Cục Hải quan TPHCM, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản thế mạnh của Việt Nam, doanh nghiệp nên tận dụng các FTA đã có hiệu lực. Hiện đã có 15 FTA có hiệu lực, nhưng theo số liệu của Bộ Công Thương, tỷ lệ hàng xuất khẩu tận dụng được các FTA này còn rất ít. Trong năm 2021, tỷ lệ tận dụng chỉ ở mức 33%, trong đó bao gồm cả 4 FTA đã hoàn thành chương trình cắt giảm thuế quan.

“Qua tiếp xúc với doanh nghiệp, tôi thấy nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm tới việc tận dụng lợi thế từ các FTA vì cho rằng hàng hóa xuất khẩu vào các thị trường này hiện đã được hưởng thuế suất 0% nên không cần xin C/O nữa. Thậm chí có doanh nghiệp không biết cách xin C/O cho hàng hóa của mình” – ông Thiện chia sẻ.

Khuyến nghị về những tiêu chuẩn để nông, lâm, thủy sản Việt Nam rộng đường xuất khẩu, ông Đinh Viết Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chế biến và phát triển nông sản vùng I (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, doanh nghiệp nên tập trung ưu tiên chú trọng xây dựng phát triển thương hiệu, tránh tình trạng bị gian lận thương mại. Chú trọng tập trung sản xuất có chất lượng, bởi đây là vấn đề cốt lõi. Đối với một số sản phẩm ưu tiên thực hiện chỉ dẫn địa lý và đặc biệt đáp ứng được mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phù hợp với các tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu. Đặc biệt, đầu tư thích đáng cơ sở chế biến, kho bãi bảo quản nông, lâm, thủy sản. Bởi Việt Nam hiện có trên 7.500 doanh nghiệp có cơ sở chế biến sâu, tuy nhiên, công suất nhà máy chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu.

Ông Tú cũng khuyến nghị, đối với cơ quan quản lý nhà nước, cần nghiên cứu tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản. Về phía địa phương, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong việc tổ chức quản lý điều hành sản xuất; có cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mở rộng vùng sản xuất…

Hòa- Dịu

Tin liên quan

Ba Lan, Ukraine đạt “bước tiến” trong vấn đề nhập khẩu nông sản

Ba Lan, Ukraine đạt “bước tiến” trong vấn đề nhập khẩu nông sản

Dù đạt được bước tiến đáng kể nhưng các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo hai nước vẫn chưa thể giải quyết nguyên nhân gây ra bất bình của nông dân Ba Lan, dẫn đến hành động phong tỏa biên giới.
Nỗ lực gỡ “Thẻ vàng” IUU

Nỗ lực gỡ “Thẻ vàng” IUU

(HQ Online) - Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), muốn gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), điều quan trọng nhất vẫn là nâng cao được ý thức tự giác chấp hành của ngư dân, giúp họ hiểu cặn kẽ, thấu đáo về giá trị bền vững của việc chống khai thác IUU.
BHXH TPHCM ngưng tiếp nhận hồ sơ tại trụ sở cũ từ ngày 29/3

BHXH TPHCM ngưng tiếp nhận hồ sơ tại trụ sở cũ từ ngày 29/3

(HQ Online) - Từ 12 giờ ngày 29/3/2024 (Thứ Sáu), Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM sẽ ngừng tiếp nhận hồ sơ tại trụ sở cũ (117C Nguyễn Đình Chính, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TPHCM) để chuẩn bị cho công tác di dời.
Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 59,21 tỷ USD, tăng tới 19% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
19 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng trên 20%

19 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng trên 20%

(HQ Online) - Hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực có kim ngạch tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực tăng cao

Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực tăng cao

(HQ Online) - Các thị trường, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang có được sự khởi đầu ấn tượng trong năm 2024.
Hàn Quốc thông báo tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam

Hàn Quốc thông báo tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam

(HQ Online) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Thương vụ đã nhận được thư của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) thông báo về việc tái chỉ định các thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra khi vào Hàn Quốc.
Lào Cai: Xem xét thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua đường sắt

Lào Cai: Xem xét thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua đường sắt

(HQ Online) - UBND tỉnh Lào Cai và Tổng công ty đường sắt Việt Nam vừa có buổi làm việc trao đổi các giải pháp về tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Nông nghiệp có thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô

Nông nghiệp có thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô

(HQ Online) - Đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu Việt Nam sang Singapore tăng mạnh

Xuất khẩu Việt Nam sang Singapore tăng mạnh

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 5,17 tỷ Đô la Singapore (SGD), tăng 4,18%.
Đến 15/3: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 145 tỷ USD

Đến 15/3: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 145 tỷ USD

(HQ Online) - Đến trung tuần tháng 3, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 145,6 tỷ USD, theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng 27 lần

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng 27 lần

(HQ Online) - Là thị trường chủ lực nhập khẩu tôm hùm của Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng đột biến.
3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

(HQ Online) - Xuất khẩu hàng hóa của ngành nông nghiệp có nhiều khởi sắc trong 2 tháng đầu năm, đáng chú ý có 3 nhóm hàng trong lĩnh vực này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Xuất khẩu kỷ lục, cà phê vượt kim ngạch của thủy sản

Xuất khẩu kỷ lục, cà phê vượt kim ngạch của thủy sản

(HQ Online) - Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp đang có mức tăng trưởng hết sức ấn tượng.
Xuất khẩu cá tra sang Đức giảm hơn một nửa

Xuất khẩu cá tra sang Đức giảm hơn một nửa

(HQ Online) - Nửa đầu tháng 2 năm nay, Đức chỉ mua từ Việt Nam chưa đầy 700 nghìn USD cá tra, giảm 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Thu 815 triệu USD, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

Thu 815 triệu USD, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và kỳ vọng lập kỷ lục mới 6,5 tỷ USD trong năm 2024.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Dừng làm thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp nợ hơn 14,7 tỷ đồng thuế

Dừng làm thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp nợ hơn 14,7 tỷ đồng thuế

Nợ hơn 14,7 tỷ đồng tiền thuế, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tam Quan bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
Đề xuất quy định tháo gỡ vướng mắc ký quỹ trước giao dịch

Đề xuất quy định tháo gỡ vướng mắc ký quỹ trước giao dịch

Cơ quan quản lý đề xuất cho phép các công ty chứng khoán có đủ năng lực được cung cấp dịch vụ không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ 100% tiền trước thời điểm đặt lệnh mua chứng khoán.
GDP quý 1 tăng 5,66%

GDP quý 1 tăng 5,66%

Trong mức tăng chung của nền kinh tế, sản xuất công nghiệp khởi sắc và tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023.
Tăng trưởng xanh mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đức

Tăng trưởng xanh mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đức

Doanh nghiệp Đức vốn có lợi thế công nghệ, tài chính xanh và kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh. Do vậy, việc gia tăng đầu tư phát triển xanh sẽ là cơ hội để doanh nghiệp Đức khai thác tiềm năng thị trường của Việt Nam.
PHOTO: Hiện trường vụ bắt giữ hơn 25.000 viên ma túy tại Quảng Bình

PHOTO: Hiện trường vụ bắt giữ hơn 25.000 viên ma túy tại Quảng Bình

Lực lượng Công an và Hải quan tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp triệt phá tụ điểm tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ hơn 25.000 viên ma túy tổng hợp, trọng lượng hơn 10kg.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
LONGFORM: Tập trung thực hiện thành công chuyển đổi số, tạo nền tảng hướng tới Hải quan thông minh

LONGFORM: Tập trung thực hiện thành công chuyển đổi số, tạo nền tảng hướng tới Hải quan thông minh

Năm 2023, trong điều kiện khó khăn của nhiều “cơn gió ngược”, ngành Hải quan đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã dành thời gian chia sẻ với Tạp chí Hải quan về những kết quả nổi bật của ngành Tài chính trong năm 2023 cũng như những định hướng lớn của Ngành trong năm 2024.
Phiên bản di động