FDI Trung Quốc áp đảo trong ngành gỗ, vốn đầu tư thấp
Kiểm soát rủi ro nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc | |
Ngành chế biến, chế tạo dẫn đầu tổng vốn FDI 9 tháng |
Doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam mong muốn có thể thu hút FDI chọn lọc với công nghệ tương đối mới. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), năm 2021, ngành chế biến gỗ và lâm sản có 203 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, trong đó có 46 doanh nghiệp FDI.
Cụ thể, phân theo quốc gia, có 41 doanh nghiệp đến từ Trung Quốc (Trung Quốc đại lục 36 doanh nghiệp, Đài Loan 5 doanh nghiệp); Hàn Quốc 3 doanh nghiệp; Canada, Phần Lan mỗi nước có 1 doanh nghiệp.
Phân tích sâu vấn đề doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành gỗ năm 2021, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: Tổng số vốn đăng ký của 46 doanh nghiệp FDI là 71,6 triệu USD, bình quân khoảng 1,6 triệu USD/doanh nghiệp (Trung Quốc là 1,54 triệu USD/doanh nghiệp; Đài Loan là 2,1 triệu USD/doanh nghiệp; Canada là 5 triệu USD/doanh nghiệp).
Như vậy, số doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thành lập cao hơn năm 2020 (46/36 doanh nghiệp) nhưng nguồn vốn đăng ký kinh doanh bình quân/doanh nghiệp lại thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình đạt 4,6 triệu USD/doanh nghiệp của năm 2020.
Trong thu hút FDI vào ngành gỗ, một trong những điểm lo lắng nổi cộm vài năm gần đây là nảy sinh đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng”, đẩy gỗ Việt vào nguy cơ của các cuộc điều tra phòng vệ thương mại.
Bà Nguyễn Phạm Như Hà, Phó phòng Giám sát, quản lý xuất xứ hàng hóa và sở hữu trí tuệ (Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan) cho biết, gần đây đã chứng kiến nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá với mặt hàng gỗ.
Có 2 hình thức gian lận chính mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc đang lợi dụng để lấy xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trường lớn, cụ thể là Mỹ.
Thứ nhất là doanh nghiệp nhập khẩu gỗ ván bóc, ván dán từ Trung Quốc nhưng sau đó lấy xuất xứ Việt Nam để xuất đi. Doanh nghiệp hầu như không làm gì nhiều trên công đoạn từ nguyên liệu thành sản phẩm xuất đi.
Thủ đoạn thứ hai hay gặp là rất nhiều doanh nghiệp mua nguyên liệu từ nhà cung cấp là doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc nhưng mỗi doanh nghiệp chỉ mua một vài sản phẩm, sau đó lắp ráp lại. “Hình thức mua bán lòng vòng khiến cơ quan Hải quan khi điều tra, thu thập thông tin rất mất thời gian”, bà Hà nói.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại, bao gồm cả các dự án FDI, đặc biệt là các dự án có quy mô nhỏ, công nghệ giản đơn, sản xuất các mặt hàng có tín hiệu gian lận, có nguồn vốn từ Trung Quốc.
Kiểm soát tập trung vào các dự án đầu tư theo nhóm sản phẩm có rủi ro cao về gian lận thương mại của ngành gỗ (những mặt hàng bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá). Việc cấp phép đầu tư nên được xem xét kỹ, ưu tiên sử dụng công nghệ cao theo tinh thần của Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao chất lượng đầu tư FDI.
“Công nghệ trong các dự án đầu tư mới vào ngành gỗ cần được Hội đồng tư vấn của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thẩm định", ông Đỗ Xuân Lập nói.
Xung quanh vấn đề này, đại diện một số doanh nghiệp ngành gỗ bày tỏ quan điểm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có “bộ lọc” về nguồn vốn, quy mô đầu tư của các dự án FDI. Ngành chế biến gỗ chấp nhận cạnh tranh nhưng phải có sự thu hút FDI chọn lọc với công nghệ tương đối mới.
Năm 2021, trong tổng số 46 doanh nghiệp FDI đăng ký thành lập mới trong ngành chế biến gỗ và lâm sản, phân theo sản phẩm có 43 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ (41 doanh nghiệp sản xuất giường tủ, bàn, ghế và 2 doanh nghiệp sản xuất bao bì gỗ); 3 doanh nghiệp sản xuất gỗ ván nhân tạo (2 doanh nghiệp sản xuất ván dán và 1 doanh nghiệp sản xuất ván thanh). Phân theo địa phương tiếp nhận, Bình Phước 15 doanh nghiệp; Bình Dương 14 doanh nghiệp; Đồng Nai 4 doanh nghiệp; Yên Bái, Quảng Bình, Bắc Ninh mỗi tỉnh có 2 doanh nghiệp; Bắc Giang, Hải Dương, Long An, Nam Định, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thái Nguyên mỗi tỉnh có 1 doanh nghiệp. Như vậy, Bình Phước, Bình Dương tiếp tục là các địa phương thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trong năm 2021. |
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics