Eurozone chờ đợi luồng sinh khí mới từ đợt hạ lãi suất của ECB
Các nhà phân tích cho biết quy mô của động lực này phụ thuộc vào việc chi phí vay tiếp tục giảm bao nhiêu.
Nhưng lạm phát cao dai dẳng do tăng trưởng tiền lương nhanh chóng có thể hạn chế số lần ECB cắt giảm lãi suất.
Với thị trường gần như chắc chắn ECB sẽ hạ lãi suất trong cuộc họp tuần này, các nhà đầu tư sẽ chú ý tìm kiếm manh mối từ Chủ tịch Christine Lagarde để xác định con đường chính sách tiền tệ của ECB trong tương lai.
Bằng cách bắt đầu hạ lãi suất trở lại, ECB chuẩn bị thổi luồng sinh khí mới vào thị trường nhà đất, đầu tư kinh doanh và chi tiêu tiêu dùng của châu Âu. Năm ngoái, ECB đã tăng lãi suất tiền gửi lên mức kỷ lục 4%, gây cản trở hoạt động kinh tế nhằm giải quyết đợt lạm phát lớn nhất trong một thế hệ tại khu vực.
Nền kinh tế Eurozone đã có dấu hiệu phục hồi trong ba tháng đầu năm nay, khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khối tăng 0,3% so với quý trước đó và chấm dứt một năm trì trệ.
Ông Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Berenberg của Đức, cho biết mức tăng trưởng vượt dự báo trên chủ yếu phản ánh sự suy giảm của cú sốc giá năng lượng và thực phẩm cùng sự phục hồi trong thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, ông nhận định dự đoán về việc ECB cắt giảm lãi suất cũng đã giúp giảm chi phí thế chấp và cho vay doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp thị trường nhà đất thoát đáy, thúc đẩy sự phục hồi trong lĩnh vực xây dựng nhà ở và đầu tư như mong đợi trong năm nay.
Đối với những động thái tiếp theo của ECB sau cuộc họp hôm thứ Năm, vấn đề mà Chủ tịch Lagarde cần giải quyết là con đường đưa lạm phát rời mức đỉnh 10% ghi nhận hồi năm 2022 đã bị gián đoạn.
Số liệu mới được công bố vào tuần trước cho thấy mức lạm phát hàng năm tại Eurozone lại tăng từ mức 2,4% hồi tháng Tư lên 2,6% trong tháng Năm.
Thị trường lao động mạnh mẽ bất ngờ của Eurozone cũng đang khiến áp lực giá tăng cao. Mức tăng lương chung tại khu vực đã về lại tốc độ kỷ lục 4,7% trong quý đầu tiên, còn tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp kỷ lục mới là 6,4% trong tháng Tư.
Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng các số liệu mạnh mẽ gần đây có thể khiến ECB nâng nhẹ cả dự báo lạm phát và tăng trưởng GDP trong năm nay, hiện lần lượt ở mức 2,3% và 0,6%.
Kết hợp với các dấu hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khó có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất trong vài tháng tới - thậm chí là trong năm nay - do nền kinh tế Mỹ vẫn “khỏe mạnh,” giới đầu tư đã giảm kỳ vọng về số lần cắt giảm lãi suất của ECB trong năm nay xuống 3 lần, mỗi lần 25 điểm cơ bản.
Một số nhà quan sát chỉ ra rằng thời điểm ECB cắt giảm lãi suất trong tuần này là không bình thường, vì cơ quan này thường chỉ tung ra biện pháp nới lỏng tiền tệ như vậy để đối phó với một cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như sau sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers hồi năm 2008 tại Mỹ hoặc khi Hy Lạp cần một loạt gói cứu trợ vào năm 2011.
Lần cắt giảm lãi suất gần đây nhất của ECB vào tháng 9/2019 là phản ứng trước tình trạng tăng trưởng suy yếu và lạm phát giảm xuống dưới mục tiêu 2%.
Ông Paul Hollingsworth, nhà kinh tế trưởng về châu Âu tại ngân hàng BNP Paribas của Pháp, đánh giá ECB cắt giảm lãi suất khi tình hình được cải thiện chứ không phải xấu đi.
Điều này có nghĩa họ sẽ không vội cắt giảm lãi suất thêm nữa, khiến khả năng về một hành động tương tự vào tháng Bảy khó có thể xảy ra. ECB thậm chí có thể cắt giảm lãi suất một lần mỗi quý.
Các thành viên có ảnh hưởng trong hội đồng điều hành ấn định lãi suất của ECB đã gợi ý rằng họ mong đợi tốc độ nới lỏng “từ tốn” và dự kiến chỉ có hai lần cắt giảm lãi suất nữa trong năm nay.
Để lạm phát giảm xuống mức mục tiêu 2% vào mùa Hè năm tới, Eurozone cần sự kết hợp giữa tốc độ tăng lương chậm lại, năng suất lao động tăng và tỷ suất lợi nhuận của công ty giảm.
Theo ông Hollingsworth, nếu những xu hướng này không thành hiện thực và lạm phát vẫn ở mức cao khó chịu, những quan chức ấn định lãi suất của ECB có thể phải tạm dừng sau vài lần cắt giảm đầu tiên.
Đối mặt với triển vọng kinh tế không chắc chắn như vậy, bà Lagarde được cho là sẽ không đưa ra nhiều dấu hiệu về con đường chính sách tiềm năng. Điều này sẽ cho phép ECB duy trì tính linh hoạt tối đa về mức độ cắt giảm lãi suất càng lâu càng tốt.
Tin liên quan
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục hạ lãi suất xuống 3%
08:44 | 13/12/2024 Nhìn ra thế giới
Reuters: ECB “mải nhìn gương chiếu hậu" khi chậm cắt giảm lãi suất
09:13 | 12/12/2024 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
Hải quan góp phần quan trọng vào kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
Chủ thẻ ngân hàng Việt Nam có thể quét QR thanh toán tại Lào
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics