Được mùa, trúng giá, xuất khẩu gạo được đà tăng tốc
Việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp nâng giá xuất khẩu gạo lên mức tương xứng với chất lượng. Ảnh: N.H |
Giảm nhưng không đáng lo
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt 608.768 tấn, trị giá 336 triệu USD, giảm lần lượt 34% về lượng và gần 22% về trị giá. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là giá gạo xuất khẩu ghi nhận sự tăng trưởng, đạt trung bình 551,7 USD/tấn, tăng 3,4% so với tháng 12/2020 và tăng 15,4% so với tháng 1/2020.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Australia đạt mức tăng trưởng tới 66% về khối lượng và 68% về giá trị. Trong đó, gạo thơm chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu, đạt tăng trưởng trên 51%. Một số loại gạo khác có mức tăng trưởng xuất khẩu cao đều là các sản phẩm gạo cao cấp có giá trị gia tăng cao như gạo giống Nhật, gạo lứt, gạo nếp... Tương tự, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Singapore cũng tăng 14% trong năm 2020, trong đó gần 60% là gạo thơm. |
Các DN kinh doanh, xuất khẩu gạo cũng nhìn nhận, sự sụt giảm về kết quả xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm nay không đáng lo ngại. Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho hay, các nhà nhập khẩu đều có nhu cầu lớn, nhưng do giai đoạn cuối năm trước, các khách hàng đều đẩy mạnh mua dự trữ cho kỳ nghỉ lễ dài, nên sẽ có sự chững lại ở thời điểm đầu năm. Trong khi đó, ở trong nước hiện chưa tới cao điểm thu hoạch của vụ Đông Xuân nên lượng gạo mua vào của DN chưa nhiều. Giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL hiện ở mức cao cũng là yếu tố khiến các DN thu mua và các khách hàng nước ngoài có tâm lý chờ giá hạ nhiệt.
Một nguyên nhân khác tác động tới sự sụt giảm của xuất khẩu gạo trong 2 tháng qua được các DN nêu lên chính là do giá cước vận tải biển tăng chóng mặt do thiếu hụt container rỗng. Theo đó, nhiều nhà nhập khẩu đã trì hoãn việc mua hàng với kỳ vọng hoạt động logistics quốc tế sẽ sớm ổn định lại giúp giá cước trở về mức hợp lý.
Trên thực tế, nhiều DN xuất khẩu gạo đã tích cực đàm phán và đẩy mạnh xuất khẩu ngay từ những ngày đầu năm. Điển hình như Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã xuất khẩu 1.600 tấn gạo đi Singapore và Malaysia. Tiếp đó, Trung An cũng đàm phán thành công lô hàng hơn 2.000 tấn xuất khẩu sang thị trường Đức, tận dụng thuế suất ưu đãi từ Hiệp định EVFTA. Công ty TNHH Việt Hưng cũng xuất khẩu các lô gạo đi Hồng Kông, Philippines, Bờ Biển Ngà…
Triển vọng khả quan
Trong năm 2020, nhiều DN sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã được hưởng lợi từ diễn biến tăng giá gạo xuất khẩu. Điển hình như Công ty Trung An ghi nhận doanh thu hợp nhất lên tới 2.714 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2019. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế thu về là hơn 88 tỷ đồng, tăng trưởng 47%. Trong khi đó, tại Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, dù doanh thu sụt giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng trưởng, giúp biên lợi nhuận của DN này tăng mạnh từ mức 3,84% năm 2019 lên 4,77% trong năm 2020. Cụ thể, doanh thu của Lộc Trời đạt 7.709 tỷ đồng, giảm gần 12% so với năm 2019. Tuy nhiên, các chi phí được kiểm soát tốt đã giúp công ty thu về 369 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2020, tăng 10% so với năm 2019.
Trung An và Lộc Trời là 2 trong số những DN đã xuất khẩu gạo vào các thị trường khó tính nhờ sự đầu tư bài bản cho khâu canh tác để cho ra các sản phẩm gạo chất lượng cao. Trong năm 2020, ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hai DN này đã xuất khẩu gạo sang thị trường EU với mức giá cao và được hưởng thuế suất 0% theo hiệp định này. Theo ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Lộc Trời, EVFTA chính là “đòn bẩy” để gạo Việt Nam thâm nhập hiệu quả vào các thị trường chất lượng cao và Lộc Trời đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều năm để có thể tận dụng đòn bẩy này một cách hiệu quả nhất.
Hiện tại, vụ lúa Đông Xuân đang vào thời kỳ thu hoạch với năng suất đạt cao hơn năm trước, giá bán lúa cũng tăng nhờ giá xuất khẩu ở mức cao. Trong tháng 1/2021 giá xuất khẩu gạo của Việt Nam trung bình đạt 551,7 USD tấn, tăng 3,4% so với tháng 12/2020 và tăng đến 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2021 của Trung An cũng được giao ở mức rất cao, trong đó 450 tấn gạo Jasmine 85 xuất sang thị trường Singapore có giá 680 USD/tấn và 1.150 tấn gạo thơm Hương Lài được giao cho khách hàng ở Malaysia có giá 750 USD/tấn.
Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Philippines, các nước Đông Nam Á, châu Phi tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam. Thị trường gạo khu vực châu Á cũng sôi động trở lại khi hàng loạt khách hàng rất tiềm năng như Trung Quốc và Bangladesh đang tích cực mua vào.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty Trung An đánh giá, những nỗ lực tái cơ cấu ngành lúa gạo trong nhiều năm qua đã giúp nâng cao chất lượng cho gạo Việt Nam, từ đó giúp giá bán tăng lên. Ông Bình cho rằng, dù đã tăng lên đáng kể so với những năm trước, song giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa bằng gạo cùng phẩm cấp của các nước khác. Để xóa bỏ khoảng cách này, các DN cần tập trung xây dựng thương hiệu để nâng giá gạo xuất khẩu lên mức tương ứng với chất lượng.
Bên cạnh EVFTA, nhiều FTA khác cũng được đánh giá sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, đặc biệt với các loại gạo chất lượng cao, mang lại giá trị lớn. Theo đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực ngay từ đầu năm 2021 sẽ giúp gạo Việt xuất khẩu vào Anh được giảm thuế về 0% mà không giới hạn về hạn ngạch. Tương tự, CPTPP cũng tiếp tục giúp cho gạo Việt mở rộng thêm thị phần tại Australia và Singapore – 2 thị trường đã xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam.
Tin liên quan
Xuất khẩu được đà tăng tốc
08:22 | 03/09/2024 Kinh tế
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
15:08 | 07/07/2024 Nhìn ra thế giới
Lộc Trời trúng thầu 100.000 tấn gạo của Bulog, thu về 55 triệu USD trong 2 tháng
09:59 | 30/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics