Gạo Việt tăng tốc vào EU
Gạo thơm Việt Nam thênh thang cơ hội vào EU | |
Quy định chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU | |
9 giống gạo thơm sẵn sàng "chớp" cơ hội từ EVFTA |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Xuất khẩu tăng bất chấp Covid-19
Dự kiến ngày 22/9, tại ấp Sơn Lập, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, An Giang sẽ diễn ra Lễ công bố xuất khẩu lô hàng gạo thơm sang EU theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Lô gạo này của Tập đoàn Lộc Trời có khối lượng 126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85, được đóng gói theo quy cách 18kg, sẽ lên đường sang thị trường EU vào cuối tháng 9/2020.
Bộ NN&PTNT đánh giá, việc triển khai Hiệp định EVFTA đã tạo xung lực mới cho tăng trưởng và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đặc biết là các mặt hàng nông sản như thủy sản, trái cây, cà phê và gạo.
Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU là 50 nghìn tấn, đạt trị giá 28,5 triệu Euro. Trong khi đó, tổng nhập khẩu gạo của EU là 2,3 triệu tấn gạo, trị giá 1,4 tỷ Euro. So với các nước ASEAN khác, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU chỉ bằng 1/6 với Thái Lan, 1/10 Myanmar và 1/4 Campuchia.
8 tháng năm 2020, xuất khẩu gạo vào EU đạt trên 15,8 nghìn tấn, với trị giá xấp xỉ 8,5 triệu USD. Tuy nhiên, chỉ riêng từ ngày 4/9 đến ngày 17/9 đã có 6 doanh nghiệp nộp đơn xin chứng nhận với khối lượng xấp xỉ 4,3 nghìn tấn gạo thơm xuất khẩu sang EU.
"Xuất khẩu gạo, trong đó có gạo thơm sang EU từ nay đến hết năm sẽ tiếp tục tăng cho dù vẫn chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19", Bộ NN&PTTN dự kiến.
Xung quanh vấn đề tận dụng EVFTA thúc đẩy xuất khẩu nông sản nói chung sang thị trường EU, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, Hiệp định EVFTA là "chìa khóa" để các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng với hơn 511 triệu dân, GDP đầu người trên 35.000 USD.
Với mặt hàng gạo, theo EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm.
Đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời cho biết, Tập đoàn ý thức rõ việc hàng hóa muốn xuất khẩu vào các thị trường EU cần đáp ứng những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng.
Trên thực tế, ngay từ năm 2018, Tập đoàn Lộc Trời đã chú trọng đến việc đầu tư tập trung cho việc trồng và kiểm soát chất lượng cho thị trường EU và đã xuất khẩu hơn 10.000 tấn gạo bao gồm Jasmine 85, Japonica DS1, OM18, OM5451… vào thị trường này với nhiều quy cách đa dạng.
Từ ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, Tập đoàn Lộc Trời có sự chuẩn bị trên các lĩnh vực về giống, vùng trồng, lực lượng cho mùa vụ tiếp theo, chủ động làm việc với các đối tác EU để nắm bắt về số lượng, chủng loại và các yêu cầu khác để đáp ứng phù hợp.
"Tập đoàn đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất vào EU trong thời gian tới khi tập trung nhiều nguồn lực vào việc đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của EU, tăng diện tích vùng trồng dẫn đến tăng sản lượng xuất khẩu, đa dạng hóa các loại giống, xây dựng thương hiệu của một số loại giống của Việt Nam tại thị trường EU", ông Huỳnh Văn Thòn nhấn mạnh.
Thời gian tới, để khai thác tốt hơn cơ hội từ thị trường EU, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, trong đó liên kết chặt chẽ giữa hợp tác xã, doanh nghiệp với bà con nông dân; hình thành quy trình khép kín từ tổ chức nguyên liệu cho đến khâu chế biến, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và chú ý đến bao bì, nhãn mác.
Không chỉ đối với mặt hàng gạo, Bộ NN&PTNT luôn ủng hộ các doanh nghiệp, các địa phương xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn.
Các địa phương, doanh nghiệp cần xác định nhóm ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam, mang tính bổ trợ để tập trung thúc đẩy xuất khẩu vào EU như: Thủy sản, cà phê, hạt điều, tiêu, gỗ và các sản phẩm gỗ, trái cây cả tươi và chế biến, gạo là các sản phẩm xuất khẩu chính sang EU; tăng chế biến để tạo giá trị gia tăng...
"Doanh nghiệp cần cùng Nhà nước, nông dân liên kết chặt chẽ để đảm bảo các điều kiện xuất khẩu như vấn đề xuất xứ hàng hóa, nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc… nhằm mở rộng thị trường sang EU", "tư lệnh" ngành nông nghiệp nói.
Theo Bộ NN&PTNT, hàng năm, Việt Nam xuất khẩu từ 6,4 -7,0 triệu tấn gạo tới hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn với trị giá trên 2,8 tỷ USD. 8 tháng năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trên 4,6 triệu tấn với trị giá trên 2,25 tỷ USD, tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các giống OM5451, OM4900, Hương Nhài 85, ST20, RVT, VD20, Nàng Hoa 9, Tài Nguyên Chợ Đào thuộc danh mục gạo thơm xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch ưu đãi thuế quan chiếm khoảng 43% đến 46% tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm với khoảng trên 3,0 triệu tấn. |
Tin liên quan
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hợp tác chặt chẽ Việt Nam – EU trong phát triển bền vững
16:02 | 21/08/2024 Kinh tế
Hai bộ thống nhất đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia
20:20 | 06/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK