Dùng bia để giải độc rượu chỉ được áp dụng ở cơ sở y tế
Vụ việc xảy ra vào ngày 25/12/2018, khi bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật (48 tuổi, Triệu Phong, Quảng Trị) được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trong tình trạng ngộ độc rượu đến hôn mê và rất nguy kịch. Để cứu nạn nhân qua cơn nguy hiểm, bác sỹ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã cho truyền dần dần vào cơ thể bệnh nhân tất cả 15 lon bia.
Trước thông tin trên, dư luận hoài nghi, hoang mang, liệu biện pháp này có đảm bảo tính khoa học? Về vấn đề này đại diện Bộ Y tế cho biết, theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc (Ban hành kèm theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế), với bệnh nhân bị ngộ độc rượu methanol, thì thuốc giải độc đặc hiệu là Ethanol và fomepizole (4-methylpyrazole) vì ngăn cản việc methanol chuyển hóa thành các chất độc (axit formic và format), methanol tự do sẽ được đào thải khỏi cơ thể qua thận hoặc lọc máu. Khi ngừng các thuốc này hoặc dùng không đủ và bệnh nhân không được lọc máu, methanol tiếp tục chuyển hóa và gây độc.
Phác đồ điều trị của Bộ Y tế cũng lưu ý Ethanol hoặc fomedizole nên dùng ở các bệnh nhân sẽ và đang được lọc máu liên tục hoặc trong thời gian chờ đợi lọc máu thẩm tách, để ngăn chặn quá trình chuyển hóa gây độc tiếp diễn của methanol trong khi chưa được loại bỏ khỏi cơ thể.
Tuy Ethanol hiệu quả, rẻ tiền nhưng có một số tác dụng phụ (tác dụng trên thần kinh trung ương, hạ đường huyết, rối loạn nước điện giải. Chế phẩm ethanol tĩnh mạch dễ dùng cho bệnh nhân hơn, dễ theo dõi và điều chỉnh liều hơn ethanol đường uống. Còn Fomepizole hiệu quả, dễ dùng và theo dõi nhưng rất đắt tiền.
Phác đồ của Bộ Y tế cũng hướng dẫn cách dùng ethanol đường uống cho người ngộ độc rượu là loại ethanol sử dụng là loại rượu uống, sản phẩm đảm bảo an toàn và có ghi rõ độ cồn, pha thành rượu nồng độ 20% với liều ban đầu 800 mg/kg, uống có thể pha thêm đường hoặc nước quả, hoặc nhỏ giọt qua sonde dạ dày.
Theo bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, việc truyền bia để giải độc rượu đúng là một phương pháp chữa trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng tại các cơ sở y tế, do các bác sỹ có chuyên môn thực hiện. Việc lựa chọn phương pháp giải độc còn phải căn cứ vào nồng độ methanol gây ngộ độc trong cơ thể bệnh nhân. Vì vậy, người dân tuyệt đối không tự ý dùng bia để giải độc sau khi uống rượu.
Sở dĩ như vậy theo bác sỹ Nguyên, do tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc của Bộ Y tế cũng quy định rất kỹ về liều dùng ethanol với từng bệnh nhân nghiện rượu hay không nghiện rượu, liều duy trì trong và sau khi lọc máu. Đồng thời bác sĩ phải theo dõi rất kỹ tình trạng bệnh nhân về tri giác, nôn, uống thuốc, tình trạng hô hấp, mạch, huyết áp, đường máu, điện giải máu. Bên cạnh đó còn phải có thuốc hỗ trợ để thúc đẩy quá trình giải độc của cơ thể.
Còn theo một chuyên gia cấp cứu chống độc tại Bệnh viện Nhi Trung ương, nếu bia được đưa vào cơ thể bằng "truyền tĩnh mạch" thì rất nguy hiểm, có thể tử vong. Nếu bệnh nhân ngộ độc ethanol (rượu thực phẩm bình thường) mà còn truyền thêm bia có nồng độ cồn 4-5% (tương tự pha loãng rượu-PV) thì không có hiệu quả.
Methanol là hóa chất lỏng và là nguồn năng lượng bắt nguồn từ khí thiên nhiên, than, chất thải sinh học, và CO2. Được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu hóa học và ứng dụng làm năng lượng sạch cho môi trường (nhiên liệu vận tải, nhiên liệu hàng hải, pin năng lượng mặt trời, phát điện, nấu ăn, v.v.) Methanol là dạng rượu cồn đơn giản nhất, là chất lỏng nhẹ, bay hơi, không màu, dễ cháy với mùi vị đặc trưng rất giống với ethanol (loại rượu uống được). |
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK