Dòng vốn “trúng đích” cho doanh nghiệp phục hồi
Thúc đẩy mở rộng tín dụng cần đi đôi với an toàn, lành mạnh. Ảnh: ST |
Dòng tín dụng phải cải thiện hiệu quả hơn
Năm 2023, tín dụng tăng trưởng đạt khoảng 13,5%, mặc dù chưa đạt đúng mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra, nhưng cũng là con số thể hiện nỗ lực của toàn ngành ngân hàng trong việc thúc đẩy vốn tín dụng, bởi trong phần lớn thời gian của năm 2023, tín dụng rất “ì ạch”, trở thành căn bệnh “thừa tiền” tại các ngân hàng. Mặc dù tín dụng đã tăng tốc trở lại trong các tháng cuối năm theo đúng quy luật, nhưng cũng phải nhìn lại những hạn chế của năm 2023 để tính toán dòng vốn cho năm 2024 hợp lý hơn.
Theo đó, đáng lưu ý nhất là từ cuối năm 2022 kéo dài hết cả năm 2023, tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp hết sức yếu. Bối cảnh kinh tế thế giới duy trì mức lạm phát cao, khiến nhu cầu trong dân suy yếu, ảnh hưởng đến nguồn cung, cũng chính là đơn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu. Tiêu dùng trong nước cũng chịu nhiều ảnh hưởng mà suy yếu. Chính vì thế, không ít doanh nghiệp “than thở” có tiền cũng không biết tiêu như thế nào, bởi hàng tồn kho cao hoặc giá nguyên liệu tăng cao thì mua vào sản xuất cũng thua lỗ.
Cũng bởi doanh nghiệp khó khăn, kinh doanh rơi vào thế nguy nên các ngân hàng lại càng thận trọng hơn trong phê duyệt vốn vay, nhất là khi áp lực nợ xấu ngày càng phình căng và lớn hơn những năm trước. Nên dù mặt bằng lãi suất liên tục giảm, nhiều gói tín dụng ưu đãi liên tục được tung ra, nhưng doanh nghiệp cũng không mặn mà trong vay vốn, dẫn đến tín dụng muốn tung ra nhiều hơn cũng khó.
Trong bối cảnh như vậy, năm 2024, dòng tín dụng phải được cải thiện theo chiều hướng hiệu quả hơn. NHNN đang đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Thậm chí, ngay những ngày đầu năm, cơ quan quản lý tiền tệ đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (room) định hướng 15% cho các ngân hàng. Cơ chế này khác hoàn toàn quy luật những năm trước, khi NHNN thường chia “miếng bánh” tín dụng theo từng phần và sẽ xem xét nới thêm room cho từng ngân hàng theo các đợt trong năm.
Lý giải về động thái này, theo ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), khó khăn của nền kinh tế năm 2023 vẫn tiếp tục trong năm 2024, bởi nhiều ngân hàng trung ương lớn vẫn duy trì lãi suất ở mức rất cao, khả năng suy thoái kinh tế vẫn có thể xảy ra nên có thể ảnh hưởng đến tổng cầu, xuất nhập khẩu trong khi Việt Nam lại là quốc gia có độ mở lớn. Vì thế, ông Quang cho hay, với những khó khăn này, NHNN nhận thấy cần phải giao ngay hạn mức tăng trưởng tín dụng để cố gắng thúc đẩy tổng cầu tăng, thúc đẩy tăng trưởng. Như vậy, ngay từ đầu năm, NHNN đã cung ứng đủ vốn, kịp thời thúc đẩy nhu cầu hợp pháp, thúc đẩy sự lan tỏa vốn vào nền kinh tế.
An toàn và đa dạng dòng vốn
Phương hướng, nhiệm vụ mà NHNN đưa ra trong điều hành tín dụng năm 2024 là chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Do đó, NHNN cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, tháo gỡ và thúc đẩy mở rộng tín dụng tiêu dùng đi đôi với an toàn, lành mạnh, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.
Nhưng tất nhiên, tăng trưởng tín dụng dù mạnh hay yếu thì lúc nào cũng phải đi đôi với an toàn. Bài học về quản lý tín dụng, cấp tín dụng cho “sân sau”, hệ sinh thái như của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là quá lớn, nên đây cũng là vấn đề được lãnh đạo Chính phủ và NHNN đặc biệt lưu ý trong điều hành tín dụng hiện nay và thời gian tới. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nêu rõ, năm 2024 sẽ giám sát chặt chẽ dòng vốn tín dụng, kiểm soát tín dụng vào "sân sau" hay hệ sinh thái, dồn vốn cho một số tập đoàn, một số lĩnh vực. Ngoài ra, các chuyên gia còn lưu ý ngành ngân hàng về vấn đề kiểm soát nợ xấu, cũng như phải tăng cường và hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý nợ xấu.
Mặc dù vậy, theo thang chấm điểm của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang được cảnh báo là quốc gia có tỷ lệ tín dụng/GDP cao nhất trong nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Theo đánh giá của Moody và Fitch Ratings, Việt Nam là nước có tỷ lệ tín dụng trong nước/GDP cao nhất trong các quốc gia có mức xếp hạng Ba2 và BB+. Do đó, các chuyên gia đã nhiều lần khuyến nghị về việc phát triển đa dạng và lành mạnh thị trường vốn, trong đó kỳ vọng thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục được phục hồi trong năm 2024, thúc đẩy dòng vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp.
Mặt khác, nỗ lực của ngành ngân hàng hay cả thị trường tài chính là chưa đủ, để dòng vốn hiệu quả thì phải có sự vào cuộc của tất cả các bên. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhận định, các doanh nghiệp cũng như các bộ, ngành khác phải làm cho nền kinh tế sôi động thì tín dụng mới tăng; doanh nghiệp cũng phải mạnh dạn vay vốn bởi doanh nghiệp vẫn đang kêu “không muốn vay”. Bên cạnh đó, các chuyên gia và doanh nghiệp cũng đề nghị thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để kích thích tổng cầu bằng các chính sách về giảm thuế, các gói kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường…, đảm bảo chuỗi cung ứng lưu thông… để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả từ dòng vốn tín dụng.
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
14:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy 30 triệu Eur vào KCN Đông Nam Á
13:16 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics