Chính sách tài khóa đã hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, nuôi dưỡng nguồn thu
Theo các đại biểu Quốc hội, trong hoàn cảnh khó khăn, các kế hoạch tài chính, ngân sách đều được triển khai thực hiện đạt và vượt kế hoạch. Ảnh: Quochoi.vn |
Hàng loạt chính sách giảm, miễn thuế, phí giúp thúc đẩy sản xuất
Đa số đại biểu Quốc hội thống nhất và đánh giá cao những kết quả mà Chính phủ cùng các bộ, ngành đã thực hiện trong bối cảnh thế giới và kinh tế - xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến thu, chi NSNN. Tuy nhiên, việc quản lý, điều hành ngân sách nhà nước vẫn có nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý nợ công có nhiều tiến bộ, các chỉ tiêu an toàn nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong mức trần và ngưỡng an toàn. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ: miễn giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất… đã giúp doanh nghiệp phục hồi, góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh) nêu rõ, nhiều giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm quốc gia đã tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng, ưu tiên chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nuôi dưỡng nguồn thu, tháo gỡ những vướng mắc xuất nhập khẩu, thực hiện dự toán NSNN đã đạt được những yêu cầu lớn…
Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (đoàn Bến Tre) cũng nhận định, Chính phủ rất quyết liệt, năng động và thực hiện rất nhiều chính sách cũng như các giải pháp để có nguồn ngân sách thực hiện các chương trình theo Nghị quyết 43 đã đề ra. Hơn nữa, từ năm 2021 đến nay, tăng thu lúc nào cũng cao, đấy là một biểu hiện rất tích cực trong quá trình Chính phủ cũng như chính quyền địa phương đã hết sức nỗ lực để làm sao thúc đẩy phát triển.
“Vừa qua, Chính phủ thực hiện hàng loạt các chính sách giảm, miễn các loại thuế, phí. Điều này thực sự rất tốt cho quá trình thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chương trình này lại ảnh hưởng khá lớn thu ngân sách của các địa phương”, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho hay.
Vì thế, để bù đắp lại những khoản mà chính quyền địa phương phải giảm theo chính sách của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn kiến nghị phải tạo điều kiện cho các địa phương có tiềm năng thu từ những lĩnh vực khác để bù đắp lại, để cân đối hài hòa giữa thu và chi. Ví dụ có những địa phương có nguồn thu tiềm năng tốt tại Đồng bằng sông Cửu Long hay các tỉnh miền Trung, các tỉnh ven biển với tiềm năng về năng lượng thì phải tạo điều kiện để cho các dự án sớm đưa vào hoạt động, tăng thu từ các hoạt động này.
Hay với 21 tỉnh phía Nam có lợi thế nguồn thu từ sổ xố kiến thiết, nguồn này vừa qua theo chính sách của Chính phủ đang dành hết cho giáo dục, y tế, xây dựng nông thôn mới. Do đó, đại biểu đề nghị, nên để hội đồng nhân dân của các tỉnh/thành quyết định việc sử dụng nguồn thu từ sổ xố kiến thiết này cho những công trình có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế của địa phương.
Phải bảo đảm kỷ cương tài chính ngân sách
Cũng liên quan đến thu ngân sách, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, vấn đề dự báo thu và chấp hành chi NSNN cho đầu tư vẫn luôn là thách thức. Việc dự báo thận trọng là cần thiết nhưng quá thận trọng có thể khiến chúng ta sẽ tự thu hẹp không gian tài khóa của mình. Do đó, đại biểu đề xuất cần có giải pháp nâng cao năng lực theo dõi và đánh giá về công tác lập dự toán, chấp hành dự toán với dự toán thu NSNN.
Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, gói hỗ trợ tài khóa cần tiếp tục tập trung chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Ảnh: Quochoi.vn |
Đại biểu Đỗ Thị Lan đề nghị Chính phủ quan tâm các giải pháp tăng thu ngân sách những tháng cuối năm và những năm tới, chỉ đạo thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về thu, chi NSNN. Đồng thời, đại biểu đề nghị Chính phủ thực hiện rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống thu, chi ngân sách, cơ cấu lại NSNN, phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương gắn với bảo đảm kỷ cương tài chính ngân sách.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thành Nam (đoàn Phú Thọ) nhất trí cao với chủ trương tăng bổ sung cân đối ngân sách địa phương. Nhưng đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét đồng ý với đề xuất của Chính phủ tăng bổ sung cân đối cho các địa phương 2% so với dự toán năm 2023 để giảm bớt khó khăn cho các địa phương đang nhận cân đối từ Ngân sách trung ương...
Nhưng liên quan đến chi ngân sách, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị điều chỉnh quy mô và cơ cấu chi trong NSNN, chi đầu tư xây mới cũng quan trọng nhưng chi đầu tư cải tạo, nâng cấp, đặc biệt là chi thường xuyên cho duy tu, bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng cũng rất cần thiết. Đại biểu cũng cho rằng, gói hỗ trợ tài khóa cần tiếp tục tập trung chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng, các dự án có tính liên vùng đã hoàn thành cơ bản thủ tục đầu tư, chi cho đào tạo lại lao động, chuyển đổi nghề, xem xét điều chỉnh các gói hỗ trợ không còn phù hợp trong bối cảnh mới.
Ngoài ra, nhiều đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm nuôi dưỡng nguồn thu NSNN. Đồng thời, đề nghị Quốc hội xem xét mở rộng chính sách hỗ trợ giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% có thời hạn cho toàn bộ hàng hóa nhằm kích cầu tiêu dùng, phát triển sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và phát triển nguồn thu.
Tin liên quan
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics