Động lực phát triển mới trong thế giới đa cực
BRICS đem đến triển vọng hợp tác và đoàn kết trong thế giới đang ngày càng phân mảnh |
Theo Global Times, từ Trung Đông đến châu Phi, từ châu Á đến Mỹ Latinh, sự mở rộng của BRICS là kết quả tất yếu của việc thuận theo xu hướng toàn cầu hóa, thúc đẩy hợp tác cùng thắng. Là “lực lượng đầu tiên" của các nước “phía Nam toàn cầu”, các quốc gia BRICS không chỉ có lợi thế về quy mô, mà còn đại diện cho lợi thế về tài nguyên và tăng trưởng của các quốc gia mới nổi. Ở giai đoạn này, giá trị sản lượng kinh tế của BRICS mở rộng đã vượt qua Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), trở thành động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu.
Cơ chế BRICS đại diện cho tiếng nói mạnh mẽ của các nước “phía Nam toàn cầu”, thu hút ngày càng nhiều quốc gia đang phát triển với sức hấp dẫn độc đáo. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy đối với hầu hết người dân các nước đang phát triển, việc gia nhập BRICS giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức độ thương mại, thu hút đầu tư nhiều hơn, giảm phụ thuộc vào đồng USD và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Những điều này phù hợp với nhu cầu chung, hợp lý và cấp bách của các quốc gia “phía Nam toàn cầu”. Cơ chế BRICS cho phép các nước “phía Nam toàn cầu”, vốn tụt hậu so với phương Tây về phát triển kinh tế, nhìn thấy sức mạnh của sự đoàn kết và hợp tác, cũng như hy vọng bắt kịp.
Trong tuyên bố chung sau hội nghị, các nước BRICS ghi nhận sự xuất hiện của những trung tâm quyền lực mới trong việc thông qua các quyết định chính trị và trong vấn đề tăng trưởng kinh tế, có thể đặt nền móng cho một trật tự thế giới đa cực công bằng, dân chủ và cân đối hơn. Lãnh đạo các nước BRICS ghi nhận “vai trò quan trọng của khối trong việc cùng giải quyết những rủi ro và thách thức của nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt nhằm đạt thành tựu phục hồi kinh tế toàn cầu và phát triển bền vững”. Về thương mại, các nước thành viên tái khẳng định ủng hộ hệ thống thương mại đa phương cởi mở, minh bạch và công bằng, với vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tái khẳng định cam kết tăng cường phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, củng cố hợp tác kinh tế và nỗ lực, hướng tới đảm bảo phục hồi kinh tế mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện Chiến lược Đối tác Kinh tế BRICS 2025 trong các lĩnh vực.
BRICS nổi lên trong làn sóng trỗi dậy của các nền kinh tế thị trường mới nổi và những nước đang phát triển. Là nhóm dẫn đầu của các nước “phía Nam toàn cầu”, BRICS cam kết thúc đẩy đa cực hóa thế giới công bằng, trật tự hơn và toàn cầu hóa kinh tế toàn diện. Tuyên bố Kazan đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực của BRICS nhằm tăng cường vai trò của khối trong trật tự thế giới đa cực. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã chỉ ra, khối này vẫn cần vượt qua nhiều thách thức nội bộ và phát triển hợp tác thực chất hơn giữa các thành viên để có thể đạt được các mục tiêu đề ra.
Tin liên quan
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ
07:41 | 25/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác, vị thế đất nước
07:38 | 25/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng thống Nga Putin hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
08:19 | 23/10/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics