Doanh nghiệp xuất khẩu tôm nêu giải pháp tăng sức cạnh tranh trên thị trường
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Thực phẩm Sao Ta |
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôm quy mô lớn, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho rằng, ngành tôm Việt Nam mất 10 nghìn tỷ đồng vì thói quen nuôi tôm có sử dụng kháng sinh của người dân. Đó là, chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để kiểm và kiểm soát kháng sinh từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến. Đây là khoảng chi phí không nhỏ và kéo dài hàng chục năm qua; chi phí kiểm tra kháng sinh ở các nước nhập khẩu mà doanh nghiệp phải chịu và bị trừ vào giá bán.
Cùng với đó là cơ hội bán hàng bị giảm đáng kể do thời gian thông quan kéo dài do phải chờ thời gian lấy mẫu và chờ kết quả kiểm kháng sinh từ đó khả năng cạnh tranh của tôm bị giảm sút.
Với chi phí cao, hiện tại giá thành tôm nguyên liệu của Việt Nam cao hơn 30% so với Ấn Độ và cao hơn gấp đôi so với Ecuador đã làm con tôm Việt Nam mất sự cạnh tranh so với tôm các nước.
Theo ông Phú, tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, hàng năm kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm từ 40 – 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành thủy sản. Vì vậy để phát triển ngành thủy sản thì nên tập trung chú trọng nhiều hơn trong việc phát triển con tôm, bao gồm từ khâu nuôi trồng nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu, giúp con tôm Việt Nam cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới.
Để tăng sức cạnh tranh cho tôm Việt trên thị trường quốc tế, ông Lê Văn Quang nêu một số kiến nghị.
Chính phủ mạnh tay với kháng sinh; kiểm tra kháng sinh liên tục và thường xuyên ở vùng nuôi, nếu phát hiện kháng sinh phải hủy ao tôm đó ngay, mới dẹp được thói quen dùng kháng sinh của người dân; kiểm soát chặt chẽ và xử lý thật mạnh tay với công ty và người bán thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh... nếu phát hiện có trộn kháng sinh, cần cắt giấy phép kinh doanh và xử lý hình sự.
Chính phủ cho phép xây dựng cơ chế được hợp tác công tư giữa doanh nghiệp với các Viện nghiên cứu, trong đó có Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản II trong các vấn đề cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu nuôi trồng.
Cụ thể, cải thiện di truyền tôm sú bố mẹ và tôm thẻ bố mẹ chân trắng để tạo ra tôm giống có khả năng chống chịu tốt và thích ứng tốt với dịch bệnh, thời tiết, khí hậu và môi trường của từng vùng miền của Việt Nam. Sản xuất ra tôm giống chất lượng cao kháng bệnh và thích nghi với thời tiết khí hậu, môi trường của từng vùng miền của Việt Nam đưa tỷ lệ thành công của ngành nuôi tôm Việt Nam đến năm 2030 đạt trên 60% và đến năm 2035 đạt trên 80% (hiện tại tỷ lệ thành công của nuôi tôm Việt Nam dưới 40%).
Xây dựng và hoàn thiện các mô hình nuôi tôm sú rừng, tôm sú quảng canh, tôm sú bán thâm canh, tôm sú - lúa, tôm sú thâm canh, tôm thẻ chân trắng thâm canh và tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao với giá thành thấp phù hợp với từng vùng miền của Việt Nam.
Với các giải pháp trên, nếu Việt Nam làm ngay trong năm nay và làm quyết liệt thì giá thành con tôm Việt Nam sẽ bằng tôm của Ấn Độ trước năm 2030 và bằng tôm của Ecuador trước năm 2035, giúp người nuôi tôm làm giàu trên chính mảnh đất của mình và giúp các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm có lợi nhuận tốt hơn để xây dựng ngành tôm vững mạnh, bền vững.
Đồng quan điểm trên, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta cũng cho rằng, cần xem xét chuẩn hoá cơ sở sản xuất, cung ứng tôm giống như năng lực sản xuất (nhà xưởng, ao ươm…), con tôm bố mẹ… nhằm duy trì chất lượng tôm giống đồng đều, hạn chế rủi ro cho người nuôi. "Ecuador, Thái Lan có số đơn vị sản xuất giống tính trên đầu ngón tay nên quản lý tôm giống thuận lợi hơn. Chúng ta có trên 2.000 cơ sở sản xuất cung ứng giống khó quản lý nổi và thời gian qua cho thấy tôm giống trôi nổi, giá rẻ, chất lượng thấp đã làm tỉ lệ nuôi thành công rất thấp, khiến giá thành tôm nuôi tăng cao"- ông Lực nêu ví dụ.
Bên cạnh đó, cần quy hoạch đất cho nuôi tôm, xu thế phát triển bền vững và phúc lợi động vật sẽ hạn chế nuôi thâm canh mật độ thả nuôi cực cao. Cho nên, cần có chiến lược phân bổ bổ sung đất cho nuôi tôm và cả con cá tra nếu muốn duy trì và tăng trưởng sản lượng.
Để đáp ứng các thị trường lớn, cần tăng cơ sở nuôi đạt tiêu chuẩn ASC. Hiện nay, diện tích nuôi đạt chuẩn ASC còn quá thấp, chưa tới 1% diện tích nuôi, trong khi của Ecuador là 20%, và tôm họ chiếm lĩnh thị trường EU, nơi yêu cầu chuẩn này rất phổ biến. Nguyên nhân là thực trạng ngành nuôi tôm của Việt Nam manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, khó đáp ứng yêu cầu.
Giải pháp để khắc phục thực trạng trên là tạo sự khuyến khích nhà đầu tư tích tụ đất hình thành trang trại nuôi càng lớn càng tốt. Càng lớn thì thuận lợi đầu tư khoa học công nghệ để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh.
Tin liên quan
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam
15:52 | 25/10/2024 Kinh tế
Điều tra thuế chống trợ cấp, ngành tôm Việt Nam có kết quả tích cực
09:16 | 24/10/2024 Kinh tế
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK