Doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt nhiều thách thức trong tận dụng FTA
Tận dụng tốt FTA tạo sức bật xuất khẩu vào Mỹ Latinh | |
Quy tắc xuất xứ làm khó doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan từ FTA | |
FTA thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng |
Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. |
Ông đánh giá như thế nào về việc thúc đẩy XNK hàng hóa sang các thị trường Việt Nam có FTA, đặc biệt là những FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA) hay FTA Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA)?
Năm 2021, XK là một trong những điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế nói chung. Có thể nói, DN Việt Nam đã tận dụng rất tốt các thị trường XK có FTA. Ví dụ điển hình như với Hiệp định CPTPP, XK hàng hóa sang thị trường khá mới là Peru thu về kết quả lớn, tận dụng nhanh.
Ở đây có cả 2 vấn đề, ngoài XK, các FTA còn đem lại lợi ích cho DN từ góc độ thị trường NK. DN đa dạng hóa được nguồn hàng với kỳ vọng giá cả hợp lý hơn nhờ cắt giảm thuế quan nhưng chất lượng lại tốt hơn, tin cậy, ổn định hơn. Thực tế này được nhìn thấy khá rõ trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU. Năm 2021, nhờ Hiệp định EVFTA, Việt Nam XK sang EU tăng trưởng cao và ngược lại hàng hóa từ EU NK vào Việt Nam cũng tăng.
Khía cạnh khác, khi Việt Nam NK một số sản phẩm về thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao từ các nước cũng sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh cho DN trong nước. Ở góc độ tích cực, điều này khiến DN trong nước muốn tồn tại buộc phải đổi mới, thay đổi, nâng cao chất lượng sản phẩm ngay cả khi DN chưa có nhu cầu XK.
Thực tế đã chứng minh, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tham gia nhiều FTA, đầu tiên Việt Nam rất lo lắng về vấn đề cạnh tranh trên “sân nhà”. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực về dịch vụ như tư vấn luật khi mở cửa, tạo ra áp lực cạnh tranh cũng đã tạo ra dư địa phát triển tốt.
Bên cạnh CPTPP, EVFTA hay UKVFTA, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 được nhìn nhận là FTA thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy XK hàng hóa cho Việt Nam trong năm 2022. Ông đánh giá ra sao về lợi ích của DN XK tại FTA này?
Trong bối cảnh chi phí logistics tăng cao thời gian qua, khoảng cách địa lý cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Với RCEP, DN có lợi ích về chi phí, nhất là chi phí logistics.
Một khía cạnh khác phải nhắc tới là, để đẩy mạnh XK sang các thị trường như EU (EVFTA) hay Canada, New Zealand (CPTPP), DN Việt phải đáp ứng những yêu cầu, đỏi hỏi rất lớn từ thị trường bởi đây là những thị trường có tiêu chuẩn yêu cầu sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm rất cao. Trong khi đó, Hiệp định RCEP lại giảm bớt một số yêu cầu, điều kiện. Lợi ích ở đây là DN có cơ hội lớn hơn, sự lựa chọn lớn hơn trong các tính toán XK hàng hóa của mình.
Cơ hội mở ra từ các FTA rất lớn, nhưng có một số ý kiến cho rằng thách thức đặt ra với các DN nhằm thúc đẩy XK hàng hóa trong thời gian tới cũng không nhỏ, đặc biệt với những DN vừa và nhỏ. Xin ông chia sẻ quan điểm của mình?
Từ bình diện quốc gia lẫn vi mô dễ thấy thách thức rất nhiều. Thời gian qua, quan hệ thương mại của Việt Nam đã có những bước phát triển nhưng ai là người tạo ra sự phát triển đó? Phải chăng đó là những DN lớn vốn đã có sẵn mối quan hệ thương mại. Khi các FTA được kích hoạt, ngay lập tức các DN này tận dụng được cơ hội.
Trên thực tế, có rất nhiều DN vừa và nhỏ quan tâm đến vấn đề tận dụng FTA để XK sang thị trường lớn như EU. Thậm chí, họ đem tới các buổi chia sẻ về nội dung này những sản phẩm của hợp tác xã và đặt vấn đề làm thế nào để XK. Để XK được vào thị trường có FTA, bên cạnh đáp ứng được các tiêu chuẩn về sản phẩm như Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)..., DN còn phải đáp ứng cả tiêu chuẩn về lao động, môi trường, chứng nhận xuất xứ...
Câu chuyện quan trọng nữa của DN là đầu tư và đầu ra. DN có thể sẵn sàng chấp nhận bỏ vốn đầu tư nhưng quy mô đầu tư có đủ để XK, làm thế nào để có thể XK là vấn đề không đơn giản. Rất nhiều DN chia sẻ họ muốn quảng bá sản phẩm. Họ đã thử mua gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Alibaba, Amazon, song chi phí cho 1 gian hàng để quảng bá sản phẩm bán buôn (DN tới DN) khá đắt.
Ngay cả ở vấn đề nhận thức, vừa qua dù Bộ Công Thương và các hiệp hội đã tuyên truyền rất nhiều về các FTA, song nhận thức của DN về FTA còn hạn chế nhất định. Một cuộc điều tra vừa công bố năm 2021 về Hiệp định CPTPP cho thấy, có tới 69% DN nghe nói hoặc biết sơ bộ về CPTPP, 25% DN có hiểu biết nhất định về CPTPP. Có hiểu biết nhất định có thể hiểu là từ cơ hội đến thực tiễn, từ nhận thức đến hành động còn rất xa, rất thách thức.
Ông có lời khuyên nào dành cho cơ quan quản lý nhà nước lẫn cộng đồng DN nhằm giúp tận dụng tốt nhất cơ hội từ các FTA đem lại, thúc đẩy XK của Việt Nam ngày càng bền vững?
Với cơ quan quản lý nhà nước, tôi cho rằng nên chú trọng nhiều vào vấn đề cắt giảm chi phí cho DN. Hay nói cụ thể hơn là cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, đây là vấn đề rất quan trọng kể cả về mặt thủ tục lẫn thời gian. Bên cạnh đó, hỗ trợ phần mềm, nâng cao nhận thức cho DN là chưa đủ, Nhà nước nên có sự hỗ trợ cả về mặt hạ tầng. Ví dụ, DN tại Cần Thơ muốn XK nông sản, trái cây cần có kho, có khu vực chiếu xạ... DN không thể cứ đem sản phẩm ra TPHCM hoặc Hà Nội (nơi có cơ sở chiếu xạ trái cây XK) để thực hiện chiếu xạ rồi đem về. Ngoài ra, Nhà nước nên đẩy mạnh khâu kết nối các DN với nhau, kết nối giữa DN mang tính đầu mối với DN khác bởi để tự thân các DN nhỏ vận động rất khó khăn.
Ở góc độ DN tôi cho rằng khi hướng tới thị trường XK, các DN có thể phát triển sản phẩm dần dần. Hiện nay, nhu cầu trong nước cũng rất cao. DN có thể thử nghiệm phát triển sản phẩm trong nước với những tiêu chuẩn tương đương với thị trường nước ngoài như EU. Đó có thể là “bàn đạp” để các DN tiến dần tới đưa hàng XK ra thị trường nước ngoài.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics