Doanh nghiệp logistics sẽ đối mặt với điều gì trong năm 2020?
Ông Nguyễn Tương, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam |
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho ngành dịch vụ logistics phát triển bởi kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đạt hàng trăm tỷ USD. Trong năm 2019 con số này đã đạt trên 500 tỷ USD. Vậy theo ông bước sang năm 2020, các doanh nghiệp logistics Việt Nam gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
- Các khó khăn nhận diện được của năm 2020 cũng sẽ vẫn là những khó khăn mà các doanh nghiệp logistics Việt Nam đã phải đối mặt trong năm 2019 đó là việc tình hình chính trị của thế giới có nhiều bất ổn, nhất là khi vừa rồi những xung đột giữa Mỹ và Iran sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề lớn như việc giá dầu tăng; cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung cũng vẫn tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất nhập khẩu.
Về cơ chế, việc kiểm tra chuyên ngành vẫn còn một số khó khăn. Ngoài ra, tuy Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) đã giúp cắt giảm nhiều thủ tục tuy nhiên hiện nay trên hệ thống này số thủ tục của các bộ, ngành đưa lên vẫn chưa đầy đủ, đáng chú ý vẫn chưa thực hiện được 100% các thủ tục bằng điện tử mà vẫn còn một số thủ tục phải thực hiện bằng giấy.
Ngoài những khó khăn trên, các doanh nghiệp logistics cũng có một số lợi thế trong năm 2020. Theo đó, doanh nghiệp ngành logistics phấn khởi bước vào năm 2020 với quyết tâm sẽ làm tốt hơn năm 2019 nhờ giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu dự báo tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, việc Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, mở ra cánh cửa lớn cho các ngành xuất, nhập khẩu trong nước cũng như thị trường cung ứng tại Việt Nam, cụ thể EVFTA đưa vào thực hiện cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giầy, thủy sản kéo theo đó là sự phát triển của các doanh nghiệp logistics.
Cùng với việc tăng giá phụ phí tàu biển, tăng giá dịch vụ cảng biển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp logistics trong năm 2020 cũng rất gay gắt. Ông có nhận xét gì về đánh giá này?
- Cơ hội thì rất nhiều nhưng đồng thời sự cạnh tranh cũng rất gay gắt. Cạnh tranh ở đây được hiểu ở hai ý. Thứ nhất, sự cạnh tranh giữa những "ông lớn" của dịch vụ logistics nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với những doanh nghiệp logistics Việt Nam. Các doanh nghiệp logistics nước ngoài có lợi thế cả về vốn, quản lý và trình độ con người, trong khi đó doanh nghiệp logistics của chúng ta còn thiếu nhân lực về công nghệ. Do vậy để cạnh tranh sòng phẳng trên sân nhà thì ngành logistics Việt phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc điều hành, quản lý đơn hàng, đặc biệt là có thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ
Thứ hai, sự cạnh tranh về giá dịch vụ, đây là sự cạnh tranh muôn thuở. Điều khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp logistics hiện nay đó là phải làm thế nào để giảm được chi phí logistics.
Đáng chú ý, việc thu phụ phí nhiên liệu (Low Sulphur Surcharge - LSS) từ ngày 1/1/2020 tại các cảng cũng sẽ làm gia tăng chi phí, phụ phí LSS này được áp dụng tại cảng bốc hàng (Port of Loading - POL). Theo đó, tất cả chủ hàng (shipper) gửi hàng từ Việt Nam đi nước ngoài đã và đang đóng các phí này cho các hãng tàu. Tuy nhiên, hiện tại có một số hãng tàu lại thu phí LSS từ nhà nhập khẩu Việt Nam để hoàn trả lại cho đại lý tại Trung Quốc. Điều này đã làm tăng chi phí và gánh nặng cho nhà nhập khẩu của Việt Nam.
Theo nguyên tắc, phụ phí này là một phần của tiền cước, ai trả cước thì người đó phải trả phụ phí này, bất kể là cước trả trước hay trả sau. Chính vì vậy, chúng tôi đã khuyến cáo đối với các doanh nghiệp dịch vụ logistics khi ký hợp đồng cần tư vấn cho khách hàng mua bán hàng hóa làm rõ phụ phí này do bên nào trả, ghi rõ lên vận đơn, tạo cơ sở pháp lý để xác định ai phải trả phụ phí LSS.
Như ông vừa đề cập đến thì hiện nay “nút thắt” của ngành logistics chính là chi phí. Vậy trong năm 2020, ngành logistics sẽ thực hiện những giải pháp nào để cắt giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thưa ông?
- Hiện nay 97% các doanh nghiệp logistics của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Do vậy đa phần các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về vốn và nhân lực, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực công nghệ thông tin để ứng dụng vận hành trong hoạt động khai thác đơn hàng và điểm cuối cùng của các khâu yếu vẫn là công nghệ quản trị kho, chuỗi dây chuyền cung ứng lạnh.
Ngành logistics năm 2020 được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng hơn cao hơn năm 2019 nhờ ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó sẽ tập trung nâng cao hiệu suất của ngành trong chuỗi quản lý cung ứng, bằng cách phối hợp giữa các nhà sử dụng dịch vụ, nhà sản xuất, nhà xuất, nhập khẩu, nhà phân phối... hướng tới việc giảm chi phí logistics.
Trong năm 2020, VLA sẽ nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ blockchain vào sử dụng lệnh giao hàng điện tử thay cho lệnh giao hàng giấy, dự kiến việc áp dụng ứng dụng CNTT này sẽ giúp tiết kiệm được hơn 200 tỷ đồng. Đồng thời, việc ứng dụng E-D/O, cũng sẽ giảm thời gian giao dịch, giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam.
Trong thời gian tới, VLA cũng sẽ triển khai, tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp đi khảo sát các thị trường và học tập, kết nối với các doanh nghiệp logistics ở nước ngoài để qua đó mở rộng thêm mối liên kết, xây dựng thêm đơn hàng mới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
14:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics