Doanh nghiệp khuyến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư, kinh doanh
Hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án bố trí kế hoạch đầu tư công | |
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để đón đầu xu thế mới |
Các doanh nghiệp FDI đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam. Ảnh: H.Dịu |
Nặng gánh thủ tục
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2023, ông Trần Anh Đức, đại diện Nhóm Công tác đầu tư và thương mại cho biết, thời gian qua có thể nhận thấy nhiều điểm tích cực trong cải thiện thủ tục liên quan đầu tư, đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định phức tạp, yêu cầu bản giấy trong khi các doanh nghiệp hiện nay hầu hết chuyển sang làm online.
Về thủ tục hành chính, nhiều doanh nghiệp đã có báo cáo phàn nàn về tình trạng nhiều thủ tục giấy tờ phức tạp trong lĩnh vực như kinh doanh bán lẻ liên quan đến lĩnh vực công thương. Trong đó, nhiều thủ tục kéo dài, thậm chí hơn 6 tháng chưa được chấp thuận cấp phép.
Đề cập rõ hơn đến những vướng mắc của doanh nghiệp, theo ông Trần Anh Đức, có nhiều doanh nghiệp liên doanh đã đến Việt Nam từ đầu thập niên 1990, đến nay, sau 30 năm hoạt động, nhiều doanh nghiệp cần được gia hạn. Các doanh nghiệp mong có hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp yên tâm được gia hạn dự án, hợp đồng kinh doanh. Thực hiện tốt điều này cũng khẳng định quan điểm của Việt Nam trong việc ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn vừa qua, lĩnh vực kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn, trong đó, có một phần nguyên nhân từ các vướng mắc về thủ tục. Có doanh nghiệp cho biết phải mất 3 - 5 năm, thậm chí hơn 5 năm để thực hiện xong hết thủ tục phát triển dự án bất động sản tại Việt Nam. Nhiều văn bản pháp lý có quy định chồng chéo gây khó khăn và kéo dài, do đó rất mong các cơ quan chức năng lắng nghe và tích cực tháo gỡ khó khăn, cải thiện pháp lý cho doanh nghiệp.
“Trên thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài thường thiết lập nhiều tầng sở hữu để cố gắng giảm thiểu sự không chắc chắn này. Vì vậy, theo tôi, để phù hợp với Luật Đầu tư, doanh nghiệp có từ 50% vốn đầu tư nước ngoài trở xuống nên được coi là nhà đầu tư trong nước khi áp dụng để thực hiện đầu tư cấp độ tiếp theo. Bên cạnh đó, các công ty ở Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn tài chính cạnh tranh bên ngoài Việt Nam vì họ không thể thế chấp nhà xưởng và quyền sử dụng đất cho các bên cho vay nước ngoài. Các cơ quan lập pháp có thể xem xét sửa đổi Luật Đất đai theo hướng cho phép các công ty ở Việt Nam thế chấp quyền sử dụng đất cho các bên cho vay nước ngoài”, ông Trần Anh Đức kiến nghị.
Đồng quan điểm, ông Trần Tuấn Phong, đồng Trưởng nhóm Công tác cơ sở hạ tầng VBF cho biết, các công ty ở Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn tài chính cạnh tranh bên ngoài Việt Nam vì họ không thể thế chấp nhà xưởng và quyền sử dụng đất cho các bên cho vay nước ngoài. “Khi làm các dự án điện lên đến 1,5-1,8 tỷ USD, không một ngân hàng Việt Nam nào có thể cấp tín dụng, khi đó, nguồn vốn quốc tế rất quan trọng", ông Phong nhận định.
Thúc đẩy nội luật hóa thuế tối thiểu toàn cầu
Là vấn đề “nóng” đang được rất nhiều doanh nghiệp FDI quan tâm, theo ông Takahisa Onose, nhóm Công tác Thuế và Hải quan của VBF, vào đầu tháng 10/2021, 136 nước thành viên của Diễn đàn hợp tác chung của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong đó có Việt Nam đã thông qua Tuyên bố chung về việc thực hiện chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) 2.0. Theo đó, Trụ cột 2 của chính sách thuế mới này đã đưa ra giải pháp về thuế suất tối thiểu toàn cầu (GMT), nhằm đảm bảo lợi nhuận của các công ty đa quốc gia phải nộp ở mức thuế suất tối thiểu 15% trong trường hợp các khoản lợi nhuận đó đang được hưởng mức thuế suất thực tế thấp hơn, hoặc không chịu thuế.
Khi chính sách này được áp dụng dự kiến vào năm 2024, các công ty đa quốc gia đã và đang đầu tư vào Việt Nam có thể phải nộp thuế bổ sung tại các nước khác liên quan đến hoạt động của các công ty con tại Việt Nam. "Khi đó, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam sẽ trở nên không còn ý nghĩa", ông Takahisa Onose đánh giá.
Trong bối cảnh nêu trên, để đối phó với các bất lợi của việc áp dụng Trụ cột 2, tiếp tục thu hút các tập đoàn đầu tư lớn, các dự án công nghệ cao lựa chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư, nhóm Công tác Thuế và Hải quan của VBF đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Bộ Tài chính Việt Nam xem xét các giải pháp để thúc đẩy việc nội luật hóa thuế suất tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam và có các phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng.
Trước những lo lắng trên của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, trong năm qua, để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Bộ Tài chính đã trình các cấp thẩm quyền phê duyệt các chính sách hỗ trợ về thuế, phí… Từ nay đến năm 2027, Bộ Tài chính sẽ rà soát sửa đổi 10 luật thuế. Riêng trong năm 2023 - 2024, Bộ Tài chính sẽ xây dựng Luật sửa đổi bổ sung các Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Với các kiến nghị cụ thể về Trụ cột 2 của BEPS liên quan thuế GMT, theo bà Nguyễn Thị Thanh Hằng đây là vấn đề mới và quan trọng với Việt Nam. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu. Hiện Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về nội dung này. Bộ Tài chính cũng đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đang tiếp tục nghiên cứu các đề xuất.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Gabor Fluit: Bộ Xây dựng và Bộ Công Thương cần phối hợp để ban hành quy trình, hướng dẫn cụ thể Đang xảy ra tình trạng thủ tục khác nhau, không nhất quán trong cách giải thích của các địa phương về thủ tục cấp phép xây dựng cho dự án điện mặt trời áp mái (RTS). Thậm chí, có cơ quan chức năng từ chối tiếp nhận hồ sơ do chưa hiểu hết các yêu cầu, tiêu chí kỹ thuật. Việc thiếu hướng dẫn rõ ràng về cấp phép xây dựng cho các dự án điện mặt trời áp mái được cho là lý do chính. Theo EuroCham, để giải quyết, Bộ Xây dựng và Bộ Công Thương cần phối hợp để ban hành quy trình, hướng dẫn cụ thể trên toàn quốc về cấp phép xây dựng cho dự án điện mặt trời áp mái (RTS) dưới 1 MW và trên 1 MW. Cũng liên quan đến dự án RTS, các doanh nghiệp cho biết, việc có được giấy phép phòng cháy, chữa cháy (PCCC) mất rất nhiều thời gian, dù Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) đã có công văn hướng dẫn thẩm định, phê duyệt thiết kế PCCC hệ thống điện mặt trời mái nhà từ tháng 9/2020. Tuy nhiên, cơ quan PCCC địa phương hướng dẫn thủ tục không nhất quán, theo cách hiểu của họ, khiến quá trình thẩm định kéo dài. Về thuế, để khắc phục tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu sắp tới, chúng tôi đề xuất các biện pháp khuyến khích đầu tư mà có thể bao gồm miễn thuế nhập khẩu, kéo dài thời gian miễn thuế đất và ưu đãi dựa trên chi phí, đặc biệt là chi phí nghiên cứu và phát triển. Về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), chúng ta phải bảo đảm rằng việc xóa bỏ thuế nhập khẩu theo EVFTA không bị mất tác dụng do thuế TTĐB lại tăng để bù lại, vì sẽ làm suy giảm mục đích thúc đẩy thương mại song phương của hiệp định thương mại tự do. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh: Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp quan trọng tạo nguồn lực tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam tham gia là thành viên thứ 100 cùng hành động BEPS (Tuyên bố chung về việc thực hiện chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận 2.0) với mục tiêu cải cách hệ thống thuế: chống xói mòn nguồn thu, chống trốn thuế toàn cầu, lành mạnh hóa môi trường đầu tư, khơi thông các nguồn thu tiềm năng trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế, đầu tư toàn cầu, đặc biệt từ sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số toàn thế giới. Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp quan trọng cho nguồn thu nội địa quan trọng như khoản thu từ đất đai, chuyển nhượng bất động sản, hay các nguồn thu từ thương mại điện tử bao gồm hoạt động dịch vụ kinh tế số xuyên biên giới, tạo nguồn lực tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội. Trong chương trình BEPS, đặc biệt Trụ cột 2, Việt Nam theo dõi sát động thái các nước trên thế giới và đã có báo cáo, kiến nghị cụ thể tới Chính phủ. Chính phủ đã có tổ công tác chuyên về Trụ cột 2 với sự tham gia của các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp, đã đưa ra được quy chế hoạt động. Bộ Tài chính cũng đã có dự thảo các biện pháp, giải pháp trước mắt và lâu dài ứng phó, tận dụng cơ hội từ các cải cách chính sách thuế toàn cầu. Về các giải pháp chính sách thuế, trước mắt, dự kiến sẽ đưa ra mức thuế tối thiểu 15% đối với các doanh nghiệp và các tập đoàn chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu theo khung của OECD. Tiếp theo là ban hành các quy định, quy chế về khấu trừ thuế tại nguồn tại Việt Nam. Về trung hạn, kiến nghị sửa đổi các ưu đãi thuế bảo vệ nguồn thu trong nước; ban hành thuế tối thiểu 15%; ban hành ưu đãi thuế theo hướng hỗ trợ các chi phí đầu tư, đào tạo lao động; hỗ trợ cho tăng trưởng xanh và bảo vệ môi trường… Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham): 4 đề nghị của koCham Thứ nhất, liên quan đến quy trình cấp Giấy phép lao động, KoCham đã nhận được phản ánh vướng mắc về quá trình từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp giấy phép mất rất nhiều thời gian. Ngay cả sau khi nộp hồ sơ lần đầu, nhiều trường hợp phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ dẫn đến thông thường phải mất 2-3 tháng mới được cấp Giấy phép lao động, thậm chí có những trường hợp mất hơn 6 tháng do phải thực hiện các thủ tục bổ sung. Trường hợp phải bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp sẽ xử lý nhanh hơn nếu được hướng dẫn nhất quán ngay từ đầu. Do đó, Hiệp hội đề nghị cơ quan liên quan ban hành hướng dẫn chính xác, nhất quán liên quan đến hồ sơ phải nộp. Kể từ tháng 2/2021, điều kiện cấp giấy phép lao động đã được thắt chặt hơn theo quy định của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP. Điều này dẫn đến việc người lao động sẽ không được cấp Giấy phép lao động theo diện chuyên gia nếu kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tương ứng không đủ từ 3 năm trở lên. Thứ hai, liên quan đến việc thắt chặt quy định của Luật PCCC, KoCham đã tiếp nhận nhiều nội dung vướng mắc trong quá trình đầu tư mới và đầu tư mở rộng của doanh nghiệp do yêu cầu thực hiện quy định mới nghiêm ngặt liên quan đến cấp phép (quản lý) PCCC. Vấn đề phát sinh gần đây là khi mở rộng nhà máy đang hoạt động, giấy phép PCCC và giấy phép hoàn công đã được cấp khi xây dựng nhà máy ban đầu mâu thuẫn với quy định quản lý hiện hành đã được thắt chặt. Thứ ba, về thuế suất tối thiểu toàn cầu, chúng tôi đề nghị sớm đưa vào hoạt động lực lượng biệt phái của chính phủ liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu, đồng thời mong muốn nhanh chóng triển khai các nghiên cứu lập pháp và thủ tục lập pháp. Thứ tư, theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam sửa đổi, khi cơ quan phê duyệt đánh giá tác động môi trường được thay đổi từ chính quyền cấp tỉnh hiện tại thành cơ quan chính quyền Trung ương tùy thuộc vào khả năng phát sinh chất ô nhiễm và khối lượng sản xuất, thời gian và chi phí cấp phép lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tăng lên, tạo gánh nặng cho hoạt động kinh doanh. Trong quá trình đánh giá tác động môi trường, đề nghị chính quyền Trung ương điều chỉnh một cách sát thực tế các tiêu chí thẩm định. Ông David Whitehead, thành viên Ban lãnh đạo Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam (AusCham): Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho các dự án giao thông và cơ sở hạ tầng Sẽ rất hữu ích nếu Chính phủ có nhiều giải pháp nâng cao năng lực xếp dỡ hàng hóa thông qua nâng cao năng lực tại các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu chính. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong có sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp đầu ngành và doanh nghiệp FDI trong các lĩnh vực quan trọng như hàng không, vận tải, xây dựng và phân phối. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho các dự án giao thông và cơ sở hạ tầng, phát triển các tuyến đường nối các trung tâm dân cư lớn và ưu tiên các dự án khí hậu, môi trường và an ninh lương thực, chẳng hạn như chống xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) tại Việt Nam Nagaoka Teketoshi: Mong muốn Chính phủ sớm ban hành Quy hoạch điện VIII Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu điện, đặc biệt là tại các khu công nghiệp ở phía Bắc. Vì vậy, việc sớm ban hành Quy hoạch điện VIII sẽ bảo đảm nguồn lực đầu tư vào sản xuất điện phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu sản xuất năng lượng tái tạo ngày càng tăng. Tuy nhiên, do Quy hoạch điện VIII chưa được ban hành nên hoạt động này bị ảnh hưởng. Do đó, chúng tôi mong muốn Chính phủ sớm ban hành chính thức quy hoạch này. Bên cạnh đó, JCCI mong muốn phía Việt Nam xem xét vận hành các hệ thống linh hoạt, như cho vay ngoại tệ của các tổ chức tài chính trong Việt Nam để các công ty trong nước và các công ty liên kết nước ngoài có thể dễ dàng sử dụng các nguồn vốn trung và dài hạn chất lượng cao ở nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản khuyến nghị việc triển khai các hoạt động kế toán cho ngân hàng để cải thiện tài chính và dòng tiền của các công ty tư nhân, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động thuế và hải quan không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở mỗi địa phương. JCCI cam kết tham gia sâu hơn vào đầu tư theo phương thức PPP. Tuy nhiên, cần phải làm rõ vấn đề bảo lãnh Chính phủ và chi tiết của hợp đồng mua bán điện (đối với các dự án điện) để đảm bảo khả năng ngân hàng PPP và các pháp lệnh liên quan để cơ cấu tài chính suôn sẻ từ cơ quan tín dụng, xuất khẩu và các ngân hàng thương mại. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) Greg Testerman: Nghiên cứu tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu đối với các nhà đầu tư Dự kiến khi thuế suất tối thiểu toàn cầu được thực thi vào năm 2024, các quy định hiện hành về ưu đãi đầu tư như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất ưu đãi và miễn thuế, miễn thuế nhập khẩu); ưu đãi thuê đất, thuê mặt nước… sẽ được thực hiện theo hướng nào? Việc áp dụng mức thuế suất tối thiểu toàn cầu có làm giảm hoặc mất đi các ưu đãi về thuế, nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp mà các doanh nghiệp đang được hưởng. Chính phủ có đền bù trong trường hợp các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp kém thuận lợi hơn hoặc trở nên kém hiệu quả do áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu hay không? Từ các vấn đề đặt ra, AmCham kiến nghị Chính phủ nên nghiên cứu tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính về cấp giấy phép lao động bởi các yêu cầu cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Nhiều tổ chức nước ngoài đang có kế hoạch thành lập đại diện thương mại tại Việt Nam chưa có người bảo lãnh để xin cấp thị thực vào Việt Nam cho lao động nước ngoài của mình. Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
16:45 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vingroup, VinFast đang tạo ra bước ngoặt chuyển đổi xanh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt
14:53 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát trao tặng 200 suất học bổng tại Bình Dương
08:04 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK