Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để đón đầu xu thế mới
Cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư | |
Thúc đẩy môi trường kinh doanh từ văn hóa doanh nghiệp |
Ông Nguyễn Hải Minh. |
Với những khó khăn còn kéo dài sang cả năm 2023, ông đánh giá như thế nào về những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam?
Hiện nay, Việt Nam vẫn là môi trường kinh doanh khá ổn định nên khi so sánh với những thay đổi trên thế giới và trong khu vực hiện nay, doanh nghiệp châu Âu có sự tin tưởng cũng như có mức độ lạc quan nhất định về hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trong chỉ số khảo sát môi trường kinh doanh BCI quý 3/2022 của EuroCham, mặc dù vẫn có sự sụt giảm điểm nhưng mức sụt giảm rất nhẹ nên về lý thuyết là nó đang phản ánh những diễn biến tiêu cực khác trên toàn cầu, không phải phản ánh khó khăn nội tại của Việt Nam.
Tuy nhiên, do những tiêu cực mang tính toàn cầu nên các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn chịu khó khăn chung của cả tập đoàn. Đó là những khó khăn về lạm phát, về chuỗi cung ứng hay về vấn đề giữa Nga và Ukraine. Ngoài ra, những doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang xuất khẩu để phục vụ hoạt động của tập đoàn thì sẽ chịu khó khăn về mặt thị trường. Còn lại, một số doanh nghiệp khác vẫn gặp khó khăn về môi trường kinh doanh cũng như thể chế tại Việt Nam, chẳng hạn như khó khăn, rào cản liên quan đến người lao động, liên quan đến giấy phép lao động hay những khó khăn về thủ tục hành chính, đặc biệt khó khăn về nhân lực chất lượng cao.
Trong bối cảnh như vậy, theo ông, các doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam cần những hợp tác và kết nối như thế nào?
Ngay khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế trở lại, chúng tôi ghi nhận những làn sóng về khảo sát và ra quyết định đầu tư rất tích cực từ Liên minh châu Âu. Rất nhiều đoàn khảo sát, nhiều đoàn doanh nghiệp đã sang thăm Việt Nam và tiến hành làm việc với những bên liên quan để ra quyết định đầu tư trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, những diễn biến khá bất ngờ trên toàn cầu, đặc biệt là các vấn đề tại Ukraine đã gây ra những khó khăn nhất định trong các quyết định đầu tư sắp tới.
Nhưng các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn được khuyến khích nên làm việc, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn. Bởi hiện nay, tính kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu chưa đủ cao do còn nhiều hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam về quản trị, quy mô cũng như công nghệ.
Trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp châu Âu và doanh nghiệp Việt Nam có thể phối hợp với nhau được nhiều hơn, áp dụng những thông lệ tiên tiến. Đặc biệt, cho đến thời điểm này, những hiệu ứng mà Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) mang lại là rất tích cực, nhưng chủ yếu vẫn ở trên phương diện xuất nhập khẩu, nên cần thúc đẩy hơn nữa về đầu tư, gắn kết giữa doanh nghiệp của hai bên cũng như trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho cả đôi bên.
Hiện xu hướng đầu tư từ châu Âu vào Việt Nam rất đa dạng. Theo đó, các tập đoàn châu Âu đang muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình và đương nhiên Việt Nam là một điểm đến được các tập đoàn đầu tư châu Âu cân nhắc trong khu vực châu Á. Ngoài ra, các doanh nghiệp châu Âu còn có xu hướng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng về năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo; cùng với đó là đầu tư vào hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển. Hơn nữa, các doanh nghiệp châu Âu cũng muốn đầu tư vào thành lập những trung tâm nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo khởi nghiệp của Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần cải thiện rất nhiều về môi trường đầu tư kinh doanh, từ việc minh bạch hơn, áp dụng những chuẩn mực quốc tế trong việc mời thầu, trong việc giao đầu tư dự án, đẩy mạnh áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư… cũng như quyết liệt chuyển đổi nhằm đáp ứng và đón đầu xu thế mới.
Ông đánh giá như thế nào về những chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong giai đoạn khó khăn hiện nay và sắp tới?
Trong thời gian chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cũng như hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều động thái hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ cả về mặt tài chính cũng như hỗ trợ về mặt chính sách liên quan đến đầu tư, thương mại. Đối với các doanh nghiệp châu Âu thì có một thuận lợi khác với các doanh nghiệp Việt Nam là có tiềm lực về tài chính mạnh hơn, nên doanh nghiệp châu Âu luôn đề xuất trong các chính sách hỗ trợ của Chính phủ thiên về hướng cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó có việc tạo thuận lợi thương mại để việc giao thương xuất nhập khẩu giữa hai khu vực có thể đạt được những bước tiến trong thời gian tới.
Tại sao các doanh nghiệp châu Âu lại cần nhiều hơn về cải thiện môi trường kinh doanh mà không phải những chính sách về tài chính hay đầu tư, thưa ông?
Khảo sát BCI của EuroCham mới đây cho thấy, các doanh nghiệp châu Âu đặt lên hàng đầu ưu tiên là Việt Nam cần cải thiện và nhất quán về thủ tục hành chính, sau đó mới đến những yếu tố khác về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, và đặc biệt, yếu tố về ưu đãi thuế luôn luôn nằm ở mức kém quan tâm của các doanh nghiệp châu Âu. Nguyên nhân bởi các doanh nghiệp châu Âu luôn mong muốn có môi trường đầu tư minh bạch và tạo thuận lợi để có thể hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Theo khảo sát, khoảng 55% thành viên EuroCham nhận định, Việt Nam đã cải thiện đáng kể khả năng thu hút và duy trì vốn FDI. Mặc dù Việt Nam vẫn là nền kinh tế đang phát triển, nhưng Chính phủ rất nỗ lực và quyết tâm theo đuổi triển vọng kinh tế tăng trưởng xanh. Vì vậy, gần 90% thành viên Eurocham mong muốn, Việt Nam nên tăng cường phát triển kinh tế xanh, coi kinh tế xanh là động lực thu hút vốn FDI.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics