Doanh nghiệp đối mặt khó khăn về lao động hậu Covid-19
Một số doanh nghiệp thép vươn lên trong khó khăn | |
Doanh nghiệp dầu khí trước khó khăn kép | |
Đối mặt khó khăn kép, thị trường hồ tiêu tiếp tục u ám |
Hoạt động quản trị nhân sự của các doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi. Ảnh minh họa |
Cố gắng giữ chân người lao động
Theo Tổng cục Thống kê, tính tới giữa tháng 4, có gần 5 triệu người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất với 1,2 triệu lao động. Đứng thứ hai là ngành bán buôn, bán lẻ với 1,1 triệu lao động; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống với 740.000 lao động. Trong tổng số 5 triệu lao động bị ảnh hưởng, có 59% là tạm nghỉ việc, 28% là giãn việc hoặc nghỉ luân phiên, 13% là mất việc.
Ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội May thêu đan Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Viet Thang Jeans cho biết, sau khi nguồn cung bị đứt từ Trung Quốc, các doanh nghiệp trong ngành dệt may tiếp tục gặp khó khăn với việc bị tạm hoãn, đình trệ đơn hàng tại thị trường EU và Mỹ. Hiện nay, Viet Thang Jeans vẫn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất, tuy nhiên, doanh nghiệp áp dụng cho một ca nghỉ, một ca làm, luân phiên nhau. Để giữ chân người lao động trong khó khăn này, khoảng 50% doanh nghiệp dệt may trong hội đã chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ lao động. Mục đích chính là chỉ để giải quyết tình trạng người lao động đang không có việc làm hiện nay.
“Doanh nghiệp chủ yếu cố gắng đầu tư công nghệ theo hướng công nghiệp 4.0, tuy nhiên hoạt động ngành này cũng phải sử dụng nhiều công nghệ truyền thống cần lao động. Do đó, nếu lao động nghỉ 20-30% thì năng suất doanh nghiệp sẽ bị giảm khoảng 50-60%”, ông Việt cho biết thêm.
Xây dựng nhiều kịch bản
Cho biết rõ hơn về bức tranh nhân sự, bà Tiêu Yến Trinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Talentnet cho biết, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc quản lý các chi phí và giữ chân được người lao động cũng như các chi phí về vận hành và nhân sự có liên quan. Theo đó, hoạt động quản trị nhân sự của các doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi.
“Việc xây dựng kịch bản về nhân sự đóng vai trò rất quan trọng, việc tuyển dụng nhân sự sau dịch vừa khó vừa dễ. Bởi sự thuận lợi sẽ đến từ nguồn ứng viên dồi dào (do lượng người lao động mất việc tăng), thái độ và sự cầu thị của ứng viên đối với vị trí tuyển dụng sẽ tốt hơn trước đây. Tuy nhiên, cái khó là doanh nghiệp nhà tuyển dụng cần có một kế hoạch tổng thể với sự phân bổ nguồn lực hợp lý, cụ thể thì mới có thể tận dụng được cơ hội từ thị trường nhân lực. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng hậu đại dịch cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Những vị trí nhân sự để đáp ứng xu hướng chuyển đổi hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp từ truyền thống (offline) lên trực tuyến (online) hay xu hướng số hóa sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng nguồn cung trên thị trường chưa thể đáp ứng kịp”, bà Tiêu Yến Trinh cho biết thêm.
Cũng theo bà Trinh, trong làn sóng dịch chuyển đầu tư, đặc biệt là khi Việt Nam đang được đánh giá rất tốt trên thị trường quốc tế, trong thời gian tới sẽ có nhiều nhà đầu tư đến mở nhà máy, cơ sở sau khi Việt Nam đã thực hiện rất tốt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng của một số ngành nghề đặc thù vẫn rất cao. Chính vì vậy, một kịch bản về nhân sự không chỉ trong mà hậu dịch Covid-19 sẽ luôn cần thiết cho doanh nghiệp, từ đó sẽ tránh được việc gây hoang mang cho người lao động, thể hiện sự không định hướng của tổ chức.
Hiện nay xu hướng chuyển dịch vị trí công việc đang được diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp bán lẻ, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản... Theo đó, các nhân viên bộ phận vận hành chính sẽ được đào tạo để chuyển đổi thành bộ phận bán hàng. Các khoản thu nhập cố định của người lao động cũng sẽ giảm dần và được thay thế bằng thu nhập kinh doanh.
Đứng ở góc độ là người phụ trách nhân sự của doanh nghiệp, bà Cấn Thu Hà, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nam Dương cho rằng, việc doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực chờ dịch kiểm soát được tốt sau đó sẽ đào tạo chuyên sâu rồi mới tuyển dụng thêm các vị trí cần có nguồn nhân lực cao là bước đi khôn ngoan cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng hay tuyển dụng thêm nhân sự hiện nay.
Tin liên quan
Cần quản chặt quảng cáo trên các mạng xã hội
16:35 | 15/07/2019 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp Việt đã chuyển từ “kêu ca" sang hiến kế, chủ động đổi mới sáng tạo
10:04 | 02/07/2019 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đối thoại với 270 doanh nghiệp hoạt động tại Ninh Bình và Nam Định
16:08 | 03/04/2019 Hải quan
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel AI lọt Top 10 giải thưởng Make in Viet Nam 2024
14:35 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
17:19 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics