Cần quản chặt quảng cáo trên các mạng xã hội
Người dùng Youtube thời gian qua khá khó chịu với tính năng gợi ý video liên quan (Suggest) của trang này. Theo đó, một số nội dung xấu độc, không liên quan đến nội dung người dùng đang xem vẫn được YouTube đưa vào khu vực gợi ý các video tương tự khác. Chẳng hạn, khi đang xem một video ca nhạc, tính năng gợi ý của Youtube lại đưa ra các link bạo hành, kích dục, phản cảm khác khiến người xem bức xúc. Bên cạnh đó, nhiều nội dung quảng cáo của DN Việt đã được đăng ký, kiểm duyệt và cấp phép quảng cáo tại thị trường Việt Nam với nội dung lành mạnh song lại được phát trong các clip xấu độc, có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam trên YouTube, có thể ngay đầu clip hoặc chèn giữa hay cuối nội dung clip khiến nhiều DN lo ngại.
Các DN mong muốn cơ quan quản lý sẽ có những giải pháp và công cụ mạnh tay hơn để để bảo vệ uy tín và quyền lợi chính đáng cho các DN. |
Dùng nhạc chế để quảng cáo | |
Cụm từ "Mở lon Việt Nam" không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam | |
Sai phạm trong Quảng cáo thực phẩm chức năng: “Nhờn" luật! |
Cụ thể, vừa qua Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB), Vinamilk, Vinhomes, Ford Việt Nam.... đã phải dừng quảng cáo trên Youtube để tiến hành rà soát. Đặc biệt, ngày 10/6 vừa qua, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức công bố 21 nhãn hàng, thương hiệu lớn đang quảng cáo gắn với các clip xấu độc như Huawei, Samsung Việt Nam, FPT Shop, Công ty TNHH Yamaha Motor Vietnam, Grab, Sun Group, Shopee, Dược phẩm Thái Minh, Thiết bị máy móc Đại Chính Quang, Công ty Vacxin Việt Nam, Dược phẩm Việt Đức, Trung tâm Thể dục Thể hình và Yoga California, Giáo dục Topica English, Công ty Thái Tuấn...
Ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, để xảy ra tình trạng trên, hiện bộ lọc của YouTube hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn kẽ hở để người sử dụng đăng tải nội dung vi phạm núp dưới những tiêu đề, chuyên mục không vi phạm. Bên cạnh đó, cơ chế kiểm duyệt của YouTube phụ thuộc vào hậu kiểm, dẫn đến người dùng dễ dàng đăng tải các clip vi phạm, trong khi quy trình thẩm định và gỡ bỏ clip vi phạm mất nhiều thời gian. “Ngoài ra, chính người dùng cũng đang có xu hướng lựa chọn hình thức mua quảng cáo không thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo (thường gọi là đại lý quảng cáo) để giảm chi phí trung gian khi quảng cáo sản phẩm trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam khiến cơ quan quản lý khó kiểm soát” ông Lê Quang Tự Do cho biết thêm.
Còn theo một số chuyên gia quảng cáo, marketing, việc hình ảnh thương hiệu xuất hiện bên cạnh những video phản cảm, vi phạm là chuyện mà các DN cần đặc biệt chú ý, không nên xem là bình thường bởi quảng cáo trong môi trường mạng xã hội, toàn bộ rủi ro (nếu có) đều thuộc về DN. “Nếu cứ nhắm mắt chạy theo chỉ số tiếp cận khách hàng để đầu tư vào kênh quảng bá thảm họa, người thiệt thòi chính là DN, hậu quả trước tiên bị người tiêu dùng tẩy chay, sau nữa là là bên bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm ”, một chuyên gia trong ngành nói.
Để đảm bảo quyền lợi cho DN cũng như người dùng, yêu cầu quản chặt việc quảng cáo của DN trên Youtube là cấp thiết. Theo ông Lê Quang Tự Do, hiện Bộ Thông tin và truyền thông đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ dòng tiền quảng cáo trên YouTube và Google. Đồng thời, yêu cầu YouTube bỏ tính năng Suggest đối với các kênh đã bị thông báo vi phạm và bổ sung cơ chế không cho người dùng đăng lại clip vi phạm đã bị gỡ bỏ trước đây.
Bên cạnh đó, theo Phó cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông cũng đề nghị YouTube, Google nghiên cứu mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty tại Việt Nam để chăm sóc khách hàng tại Việt Nam, giải quyết kịp thời những vướng mắc, bất cập phát sinh. Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xây dựng danh sách những kênh sạch, hoặc có đăng ký với Bộ trên Youtube, Facebook.
“Song song với đó, Bộ cũng lập danh sách những kênh, fanpage có nội dung vi phạm pháp luật và gửi đồng thời cả hai danh sách này cho các DN, các đại lý quảng cáo để họ chủ động tránh, không quảng cáo vào những video clip, trang fanpage xấu độc. Đặc biệt, biện pháp quan trọng tiếp theo là tiếp tục phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng mạng xã hội”, Phó cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử nêu.
Về phía DN trước thực tế đang diễn ra, họ có hai sự lựa chọn. Một là tự bảo vệ mình, dừng quảng cáo với YouTube. Hai là tiếp tục quảng cáo và chấp nhận rủi ro khi thương hiệu xuất hiện bên cạnh những nội dung độc hại. Trong hai lựa chọn đó, DN với tư cách là khách hàng của YouTube đều không được bảo vệ, bởi nếu không quảng cáo, DN khó bán được hàng, nếu quảng cáo thì lại tiếp tay "nuôi" sai phạm.
Theo ý kiến của đại diện FPT Shop, dù DN luôn tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo, song bản thân DN không thể suy đoán được web/kênh/clip nào có vấn đề. Vậy nên, DN đề xuất nên có một cơ quan chuyên ngành, được pháp luật thừa nhận đăng tải và định kỳ cập nhật danh sách các web/kênh/clip có vấn đề trên một trang website chính thống, đề nghị DN không quảng cáo trên đó. Như vậy, DN sẽ có cơ sở xác định và sẽ loại ra bằng cách thủ công.
Đồng quan điểm, đại diện một số DN khác như sàn thương mại điện tử Shopee hay VNG cũng mong muốn cơ quan quản lý sẽ có những giải pháp và công cụ mạnh tay hơn để để bảo vệ uy tín và quyền lợi chính đáng cho các DN. Đồng thời kiến nghị Google/Youtube gỡ bỏ các kênh có nội dung xấu, hoặc cập nhật một danh sách kênh xấu (hàng ngày, hàng tuần) công khai để DN có thể tự mình loại trừ quảng cáo trên tất cả những kênh này.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics