Doanh nghiệp chăn nuôi “đứng ngồi không yên” vì dự kiến bỏ kiểm dịch
Nguy cơ treo chuồng, phá sản
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Văn Ngọc-Phó chủ tịch Hiệp Hội chăn nuôi Đông Nam Bộ đánh giá: Nhiều năm qua, Thông tư 25/2016/TT¬BNNPTNT đã đi vào nề nếp trong quản lý chăn nuôi nói chung và thực phẩm sau chế biến nói riêng, tạo sự ổn định, an toàn cho người tiêu dùng. Ví dụ như: Xác động vật, gia cầm chết sẽ bị tiêu hủy, không được phép sản xuất, chế biến. Hiện nay, Dự thảo lại đưa ra nội dung bỏ kiểm dịch sản phẩm chăn nuôi sau chế biến, điều này nổi lên khá nhiều bất cập.
"Chúng tôi được biết trên toàn thế giới, hiện nay các nước nuôi gà đẻ trứng, khi khai thác hết trứng sau 24 tháng, tất cả các nước bán với giá chỉ 5.000 đồng/kg gà lông cho các nhà máy xay ra làm bột thịt, làm thức ăn chăn nuôi. Nếu Việt Nam sửa đổi Thông tư 25/2016/TT¬BNNPTNT, không kiểm dịch những sản phẩm chăn nuôi sau chế biến, sẽ mở cửa cho nước ngoài sản xuất, chế biến lợn, gà thải loại đưa vào Việt Nam. Những sản phẩm dịch bệnh, thịt quá hạn sử dụng có thể được chế biến thành hàng hóa đưa vào Việt Nam bán thành thức ăn cho con người. Điều này gây ra hệ lụy rất lớn cho sức khỏe của cộng đồng", ông Ngọc nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Hải quan, hiện nay, riêng đối với chăn nuôi gà lông trắng và gà lông màu tại khu vực Đông Nam Bộ và khu vực miền Bắc, mỗi tháng tổng cộng lượng gà xuất chuồng là 18 triệu con, với khối lượng trung bình khoảng 2kg/con. Giá cả ở thời điểm hiện tại là 25.000 đồng/kg gà trắng và khoảng 32.000-35.000 đồng/kg gà lông màu. Tình hình tiêu thụ hiện nay khá thuận lợi, không có chuyện ế thừa hàng hóa. Tuy nhiên, nếu nội dung trong Dự thảo được hiện thực hóa, sản phẩm chăn nuôi gia cầm trong nước chắc chắn sẽ không thể cạnh tranh với hàng NK giá rẻ. Thậm chí, có đại diện DN còn nhấn mạnh: “DN không chỉ đối mặt với áp lực cạnh tranh về giá cả, chất lượng ở trước mắt mà lâu dài chắc chắn DN sẽ không chống đỡ nổi, dẫn tới treo chuồng, phá sản”.
Không thể bỏ kiểm dịch sau chế biến
Ông Ngọc thông tin thêm, hiện nay, các sản phẩm như gà XK đi Nhật Bản, phía Nhật Bản yêu cầu Việt Nam phải kiểm dịch trước khi giết thịt và sau khi chế biến. Sản phẩm phải đạt yêu cầu mới được nhận đơn hàng và xuất khẩu sang Nhật. Về tới cảng, phía Nhật Bản sẽ lấy mẫu kiểm dịch lại lần nữa, đạt yêu cầu mới cho nhập cảng. Trong trường hợp không đạt yêu cầu, hàng hóa sẽ bị tái xuất về Việt Nam. Với mật ong hay các sản phẩm khác cũng tương tự. Thực tế, không có nước nào bỏ kiểm dịch trước và sau chế biến.
Hiện nay, 90% sản phẩm mật ong được XK, tương đương 40.000 tấn/năm và giá trị khoảng 150 triệu USD. Đứng từ góc độ đại diện DN, ông Đinh Quyết Tâm-Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam cho biết: Nếu bỏ khâu kiểm dịch trong XNK, dù giảm thiểu được thủ tục nhưng lại đặt ra lo lắng, thương hiệu sản phẩm mật ong XK của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Đó là bởi, khi bỏ kiểm dịch sản phẩm NK, mật ong không được kiểm soát từ nước ngoài nhập vào Việt Nam có thể bị để nguyên hoặc phối trộn với nhau rồi lại được thu gom bán lại cho DN XK trong nước, khó kiểm soát.
Nhiều đại diện DN trong ngành chăn nuôi bày tỏ quan điểm: Đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong hoạt động XNK là hợp lý. Giải pháp đặt ra có thể là thúc đẩy quá trình kiểm soát, kiểm dịch với thời gian nhanh chóng, thuận tiện, cân đối cắt giảm lệ phí kiểm dịch cho DN. Tuy nhiên, tuyệt đối không thể áp dụng quy định bỏ kiểm dịch sản phẩm. Về điều này, ông Ngọc nhấn mạnh: "Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ đề nghị các bộ, các cục, các viện không nên bỏ kiểm dịch sau chế biến".
Xung quanh câu chuyện kiểm dịch nêu trên, ông Đàm Xuân Thành-Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cũng nêu rõ: Bỏ quy định kiểm dịch sản phẩm động vật đã qua chế biến là không phù hợp với Luật Thú y của Việt Nam và cũng không phù hợp với Luật Thú y của Tổ chức Thú y Thế giới ở những điều khoản rất cụ thể. Bên cạnh đó, điều này cũng không phù hợp với các biện pháp của các nước trên thế giới, trong khu vực áp dụng với sản phẩm động vật đã qua chế biến của Việt Nam. "Họ đều yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ. Cơ quan thú y kiểm soát trong cả quá trình theo chuỗi, lấy mẫu kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thì sản phẩm mới được xuất sang các nước trong khu vực", ông Thành nói.
Liên quan tới việc kiểm dịch sản phẩm động vật đã qua chế biến, Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT nêu rõ 2 phương án. Phương án 1 (theo cơ quan chuyên môn dự thảo), tất cả các sản phẩm đều phải kiểm dịch do Bộ NN&PTNT ban hành gồm: Thịt, sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật có nguồn gốc từ động vật trên cạn có gắn mã HS thuộc danh mục động vật, sản phẩm động vật; sữa và các sản phẩm từ sữa có gắn mã HS thuộc danh mục động vật, sản phẩm động vật; trứng và các sản phẩm từ trứng của động vật trên cạn có gắn mã HS thuộc danh mục động vật, sản phẩm động vật Phương án 2 (theo góp ý của chuyên gia Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam - Euro Cham, Hiệp hội Sữa Việt Nam): Thịt, sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật có nguồn gốc từ động vật trên cạn ở dạng tươi sống, hun khói, phơi khô, sấy, ướp muối, ướp lạnh, đông lạnh (không kiểm dịch NK, XK các loại sản phẩm dạng đóng hộp). Lạp xưởng, pa tê, xúc xích, giăm bông, mỡ và các sản phẩm động vật khác ở dạng sơ chế (không kiểm dịch NK, XK các loai sản phẩm chế biến). Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa bánh (không kiểm dịch NK, XK các loại: sữa hộp, sữa bột, các sản phẩm từ sữa). Trứng tươi, trứng muối của động vật trên cạn (không kiểm dịch NK, XK bột trứng và các sản phẩm từ trứng). |
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK