Doanh nghiệp bức xúc trước vấn nạn hàng nhái và gian lận thương mại
Hàng hóa Trung Quốc giả mạo thương hiệu do lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ tháng 6/2021. Ảnh: T.Bình. |
Chấp nhận hòa vốn vẫn khó cạnh tranh
các doanh nghiệp đề nghị các cơ quan chức năng cần quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời tăng cường phổ biến, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hệ luỵ của hàng giả, hàng nhái |
Chia sẻ cụ thể về những thiệt hại của doanh nghiệp trước tình trạng hàng nhập lậu và gian lận thương mại, ông Hoàng Hữu Lộc, Phó Phòng bán hàng Công ty Cổ phần Pin ắc quy miền Nam (Pinaco) cho hay, thuế nhập khẩu ắc quy trong ASEAN hiện nay là 0%, thuế nhập khẩu ắc quy từ Hàn Quốc năm 2022 là 5%, theo lộ trình mỗi năm giảm 2,5% như vậy đến năm 2024 thuế nhập khẩu ắc quy từ Hàn Quốc còn 0%. Tuy nhiên, tất cả hàng nhập khẩu phải đóng thuế giá trị gia tăng (GTGT) 8%.
Bằng thủ đoạn tinh vi, ắc quy nhập lậu lại có hóa đơn GTGT chỉ bằng 66% so với bảng giá công bố đến khách hàng. Vì thế, ông Hoàng Hữu Lộc đưa ra tính toán, 1 bình ắc quy 120Ah có giá công bố là 2,84 triệu đồng, giá xuất hoá đơn GTGT 1,868 triệu đồng, thì chênh lệch giá là 971.600 đồng, nếu nhân 8% thuế GTGT thì nhà nước thất thoát 77.728 đồng/đơn vị sản phẩm. Theo số liệu thống kê, mỗi năm, các công ty ắc quy chi khoảng 6 triệu USD, tương đương 144 tỷ đồng để nhập khẩu khoảng 140.000 bình ắc quy từ Hàn Quốc. Nếu các đối tượng sử dụng thủ đoạn trên thì Nhà nước sẽ mất gần 11 tỷ đồng tiền thuế GTGT, chưa kể thuế nhập khẩu. Ngoài ra, còn rất nhiều chủng loại ắc quy nhập lậu từ nhiều nước khác nữa trong khối ASEAN, dù không chịu thuế nhập khẩu nhưng cùng với thủ thuật này thì cũng “trốn” được thuế GTGT phải đóng.
Thiệt hại với Nhà nước là thế, còn đối với các doanh nghiệp, đại diện Pinaco chia sẻ, mỗi bình nhập lậu có gian lận thuế sẽ có giá giảm được từ 25-36%. Với độ "vênh" lớn như vậy thì giá các bình ắc quy nhập lậu bán ra rất thấp, rất khó cạnh tranh bởi lợi nhuận bình quân ngành ắc quy chỉ khoảng 3-4%, nên nếu có hạ giá bán để cạnh tranh thì dù có hạ xuống bằng giá thành sản xuất thì giá bán cũng cao hơn ắc quy nhập lậu từ 10-15%.
Về vấn đề hàng nhái, ông Dương Đức Duy, Trưởng ban quản lý dự án Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông cho hay, sản phẩm bóng đèn LED của công ty hiện nay đang bị làm giả, làm nhái tràn lan trên thị trường và được chào bán trong các hệ thống phân phối với giá thấp, chế độ chiết khấu hấp dẫn. Điều này không những ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp mà người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền lớn nhưng không được sử dụng sản phẩm có giá trị, chất lượng tương đương.
“Với sự phát triển nhanh của công nghệ, hình thức vi phạm online đang diễn ra rất mạnh. Các đối tượng thậm chí xây dựng website riêng, sử dụng hình ảnh của công ty nhưng khi giao hàng cho đại lý phân phối lại là sản phẩm khác, kém chất lượng. Ngoài ra, một số đối tượng tuyển đại lý bán hàng qua mạng xã hội, chào bán sản phẩm qua sàn thương mại điện tử…”, ông Dương Đức Duy cho biết thêm.
Hơn nữa, dù đã có sự vào cuộc của Cục Sở hữu trí tuệ và công ty luật, nhưng theo đại diện Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, nhiều trường hợp vẫn cố tình vi phạm với thủ đoạn đối phó tinh vi như làm theo thời vụ và thay đổi mẫu mã liên tục…
Bổ sung hình phạt để đủ sức răn đe
Ông Adrian Clarke, Quản lý Đối ngoại Công ty JTI Việt Nam đã gọi những đối tượng buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả, gian lận thương mại là ”đánh cắp” thị phần của các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp. Tuy nhiên, vị này nhận định, việc đấu tranh với vấn đề này lại gặp thách thức rất lớn, thách thức tại Việt Nam còn lớn hơn nhiều so với các quốc gia trên thế giới khi Việt Nam có đường biên giới dài, các tội phạm có hành vi tinh vi.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, nguyên nhân của tình trạng trên là một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao, còn có biểu hiện nể nang, bao che, thậm chí có trường hợp “bảo kê” cho các hành vi vi phạm pháp luật… Một số quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại còn bất cập, sơ hở, công tác phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật, giữa cơ quan pháp luật với doanh nghiệp chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả. Các chế tài xử phạt chưa nghiêm khắc, thiếu tính răn đe…
Góp ý về những giải pháp ngăn chặn gian lận thương mại, ông Hoàng Hữu Lộc cho rằng, cần phải kiểm soát bằng biểu giá tối thiểu tính thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp sẵn sàng cộng tác để đưa ra những định mức, giá thành sản phẩm để Nhà nước tham khảo định giá tính thuế.
Còn với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, ông Dương Đức Duy đề xuất cần bổ sung hình phạt nặng để răn đe các đối tượng vi phạm, bởi hiện nay cơ chế xử phạt hành chính theo giá trị sản phẩm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Ngoài ra, cần có chế tài rõ ràng, hình thành cơ chế quản lý giám sát đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp trên môi trường thương mại điện tử.
Cùng với đó, các doanh nghiệp đề nghị các cơ quan chức năng cần quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời tăng cường phổ biến, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hệ luỵ của hàng giả, hàng nhái.
Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường khẳng định, nếu doanh nghiệp, người tiêu dùng, các tổ chức trong nước và quốc tế, cơ quan chức năng không thống nhất, không đồng lòng phối hợp thì việc đấu tranh với buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại còn nhiều khó khăn.
Tin liên quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK