“Đoạn tuyệt” gỗ nguyên liệu rủi ro nhập khẩu, làng nghề gỗ khởi sắc
Ông Tô Xuân Phúc, đại diện Tổ chức Forest Trends phát biểu tại hội thảo |
Chia sẻ tại Hội thảo “Liên kết công ty với các hộ tại làng nghề gỗ: Giảm rủi ro và thúc đẩy phát triển bền vững thị trường nội địa" do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Chế biến gỗ Đồng Nai và Công ty CP Tân Vĩnh Cửu (Tavico) tổ chức ngày 4/11, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 4-5 triệu m3 gỗ nguyên liệu, trong đó 30-40% là gỗ rủi ro.
Điều này đã và đang có những tác động tiêu cực tới ngành gỗ Việt Nam, đặc biệt là ở khâu xuất khẩu. "Vụ điều tra 301 của Hoa Kỳ về khai thác và thương mại gỗ của Việt Nam cuối năm 2020 là một ví dụ điển hình về tác động tiêu cực này", ông Lập dẫn chứng.
Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung, cả trong xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
“Giảm lượng gỗ rủi ro nhập khẩu đòi hỏi các hộ tại các làng nghề chuyển sang sử dụng các loại ít rủi ro, bao gồm gỗ rừng trồng trong nước hay các loại ván. Do vậy, chuyển đổi gỗ nguyên liệu tại các làng nghề không phải là câu chuyện riêng của các làng nghề mà còn là trách nhiệm của xã hội, của cơ quan quản lý và của cả cộng đồng doanh nghiệp gỗ", ông Lập nhận định.
Theo ông Tô Xuân Phúc, đại diện Tổ chức Forest Trends, cả ước hiện có trên 300 làng nghề sản xuất, chế biến gỗ, chủ yếu tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ. Các làng nghề tạo việc làm cho hàng chục nghìn hộ gia đình.
Do lịch sử phát triển của các làng nghề gỗ với tính chất “cha truyền con nối” nên nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào của các làng nghề rất đa dạng. Trong đó, nhóm sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng, ván ép dành cho phân khúc thấp của thị trường (giá rẻ, kiểu dáng mẫu mã đơn giản).
Nhóm sản phẩm làm từ gỗ nhập khẩu nguồn ít rủi ro là phân khúc trung của thị trường (giá trung bình, sản phẩm sáng màu, kiểu dáng mẫu mã hiện đại). Cuối cùng là nhóm sản làm từ gỗ nhập khẩu là gỗ tự nhiên, rủi ro.
“Bên cạnh một số làng nghề đang loay hoay trong quá trình chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường, cũng có những tín hiệu tích cực khi nhiều làng nghề như Liên Hà, Hữu Bằng,... đã nỗ lực liên kết với các doanh nghiệp để được cung ứng nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp", ông Phúc nói.
Ông Nguyễn Văn Trường, đại diện làng nghề Thụy Lâm (Hưng Yên) cho biết: các hộ làm nghề của làng nghề chế biến gỗ Thụy Lâm đã từng có thời điểm lao đao vì nguồn gỗ nhập khẩu không đảm bảo chất lượng.
Có thời điểm thấy gỗ nghiến Lào có hình thức to đẹp, thợ của làng nghề chủ quan sử dụng chế biến, làm thành các sản phẩm gỗ cung ứng cho thị trường. Tuy nhiên, do chưa tính đến độ co ngót, một thời gian sau sản phẩm cong vênh. Làng nghề Thụy Lâm suýt mất thương hiệu, khách hàng vì nguồn gỗ nguyên liệu không đảm bảo.
“Vượt qua giai đoạn khủng hoảng đó, hiện chúng tôi ưu tiên những nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp, giá thành phải chăng để đảm bảo nhu cầu đa dạng của thị trường", ông Trường nói.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện (ở làng nghề mộc Hố Nai, Đồng Nai) cho biết, ông là người đầu tiên ở làng nghề sử dụng nguồn gỗ tần bì nhập khẩu có chứng nhận xuất xứ từ gỗ rừng trồng hợp pháp của các nước để chế biến gỗ thay thế cho những nguồn gỗ quý nhưng rủi ro về nguồn gốc trước đây.
"Lúc đầu ai cũng nghi ngại về tính hiệu quả nhưng chỉ sau một vài năm, 70% sản phẩm gỗ của Hố Nai chuyển sang sử dụng gỗ rừng trồng hợp pháp. Nhờ minh bạch nguồn gốc, giá hợp lý nên sản phẩm cung cấp cho thị trường cũng đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường", ông Thiện nói.
Làng nghề Hữu Bằng (Hà Nội) là một trong những làng nghề đã và đang nỗ lực chuyển đổi nguồn nguyên liệu. Ảnh: Cao Cẩm |
Một tín hiệu vui là gần đây đã có sự hình thành một số mô hình liên kết giữa công ty trong ngành gỗ và hộ gia đình tại một số làng nghề nhằm mục tiêu chuyển đổi nguyên liệu đầu vào tại các làng nghề này. Mô hình liên kết của Tavico với một số làng nghề phía Bắc là điểm sáng về câu chuyện này.
Ông Võ Quang Hà, Chủ tịch HĐQT Tavico, đơn vị đầu tiên xây dựng chợ đầu mối về nguyên liệu gỗ nhập khẩu hợp pháp cung cấp cho các doanh nghiệp và làng nghề cho biết: nhu cầu sử dụng nguồn gỗ hợp pháp tăng trưởng nhanh theo từng năm.
"Năm 2007 – 2008, lần đầu tiên doanh nghiệp nhập 4 container gỗ tần bì về nước, để 6 tháng ở cảng không ai mua. Sau đó, doanh nghiệp chuyển cho một cơ sở ở làng nghề Hữu Bằng, chỉ sau 1 năm gần như cả làng nghề thay nguồn nguyên liệu gỗ xoan đào vốn sử dụng từ nhiều năm trước sang gỗ tần bì", ông Hà thông tin.
Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới vấn đề môi trường, trong đó có việc sử dụng gỗ hợp pháp. Tuy nhiên, thực tế là nhiều làng nghề không thật sự chú trọng, thậm chí thả nổi vấn đề gỗ nguyên liệu hợp pháp.
"Chúng tôi muốn thay đổi thói quen này. Quan trọng hơn, các làng nghề phải là hạt nhân đầu tiên tuân thủ các Hiệp định thương mại tự do, các cam kết mà Chính phủ Việt Nam đã ký về đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp. Tới đây, chúng tôi sẽ mở rộng mô hình liên kết nhằm tạo ra mạng lưới rộng khắp cả nước", ông Hà nhấn mạnh.
Từ nhu cầu sử dụng nguồn gỗ hợp pháp ngày càng cao của các làng nghề, ông Tô Xuân Phúc kiến nghị Nhà nước cần có chính sách, cơ chế hỗ trợ hình thành liên kết giữa công ty và các hộ làng nghề; tăng cường truyền thông thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong việc sử dụng gỗ quý...
Tin liên quan
Ngành gỗ đối mặt cạnh tranh khốc liệt nguồn nguyên liệu nhập khẩu
14:58 | 09/03/2022 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ “nhắm” đích 18 - 20 tỷ USD
15:00 | 11/02/2022 Xuất nhập khẩu
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát động tết trồng cây
13:21 | 06/02/2022 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics