Đổ tỷ đô, thu "trái đắng"
PVN là đơn vị có khá nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài kém hiệu quả. Ảnh: ST. |
Dầu khí, hóa chất đều "sa lầy"
Nhắc tới đầu tư ra nước ngoài, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là cái tên khá điển hình. Theo báo cáo của Bộ Công Thương: Hiện tại, PVN đang tham gia 13 dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. Các dự án này được PVN ủy quyền cho Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) thực hiện. Trong đó, chỉ có 2 dự án có dòng tiền chuyển về nước hoặc có hiệu quả kinh tế là lô Nhenhexky góp vốn đầu tư 533,22 triệu USD (Nga) và lô 433a&416b (Algeria) góp vốn 1,26 tỷ USD. Còn lại có tới 11 dự án của PVN ở nước ngoài kém hiệu quả. Thậm chí, có dự án phải tạm dừng triển khai, nguy cơ mất lượng tiền lớn đã đầu tư.
Dự án điển hình phải kể tới là Junin 2 tại Venezuela. Dự án này PVEP là chủ đầu tư (40% vốn) cùng với Tổng công ty dầu khí Venezuela (60%). Dự án có tổng mức đầu tư là hơn 1,8 tỷ USD cho giai đoạn 1 từ 2010-2015. Hiện nay, dự án đã tạm dừng triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo ngày 2/12/2013 của Văn phòng Chính phủ. Ngoài ra, một loạt dự án khác của PVN đang trong tình trạng chờ chuyển nhượng cho đối tác khác, điển hình như lô 67 và lô 39 (Peru); lô PM 304 (Malaysia)...
Nhắc tới dự án "khủng" bết bát khi đầu tư ra nước ngoài, dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali tại Lào của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) là cái tên không thể bỏ qua. Dự án có tổng mức đầu tư được Bộ Công Thương phê duyệt vào năm 2013 là hơn 522 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có là 104 triệu USD, vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 113 triệu USD, vốn vay thương mại có bảo lãnh của Chính phủ là 262 triệu USD, vốn vay thương mại không bảo lãnh là hơn 43 triệu USD.
Báo cáo gần đây của Bộ Công Thương đề cập đến dự án này như sau: "Dự án có công suất 320.000 tấn/năm do Vinachem làm chủ đầu tư, thực hiện khởi công năm 2015 và thực hiện tạm dừng công việc vào tháng 7/2016. Hiện nay, do giá muối kali giảm sâu, dự án không có hiệu quả kinh tế. Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã báo cáo, đề xuất Ban cán sự Đảng Chính phủ, Bộ Chính trị về việc lựa chọn dừng thực hiện dự án và xây dựng dự thảo phương án xử lý dự án trình Bộ Chính trị xem xét".
Than, khoáng sản cũng không kém cạnh
Ngoài PVN, Vinachem, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đóng góp không ít "trái đắng" khi đầu tư ra nước ngoài. Kết luận thanh tra tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và một số đơn vị thành viên được Thanh tra Chính phủ công bố vào tháng 4/2018 cho thấy: Trong giai đoạn 2010-2015, cả nghìn tỷ đồng được TKV đầu tư không phát huy hiệu quả, thậm chí có khả năng mất trắng, trong đó, có nhiều khoản đầu tư ra nước ngoài. Điển hình có thể kể đến như, TKV đầu tư vào Công ty Southern Mining Co., Ltd đầu tư số tiền khoảng 4,39 triệu USD; khoản góp vốn 111,45 tỷ đồng vào Công ty liên doanh Stung Treng để khai khoáng tại Campuchia; khoản góp vốn 184,784 tỷ đồng vào liên doanh Alumina Campuchia; khoảng góp vốn 37,9 tỷ đồng vào Công ty TNHH Vinacomin Lào để khai thác mỏ muối; góp vốn 69 tỷ đồng vào khai thác mỏ sắt Phu Nhuom, Lào... Với tình trạng TKV đầu tư ra nước ngoài nhưng không phát huy hiệu quả, đối mặt với nguy cơ mất vốn, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc.
Xung quanh câu chuyện đầu tư ra nước ngoài thất bại, TS Nguyễn Đức Thành-Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đánh giá: Điều đó thể hiện sự hạn chế của các tập đoàn nhà nước. "Nếu truy cứu trách nhiệm tại những dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả, đương nhiên các lãnh đạo tập đoàn, những người cầm tiền đi đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm", ông Thành nói. Tuy nhiên, ông Thành cũng nêu quan điểm, thực tế, một dự án đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn kinh tế nhà nước đều phải có sự đồng ý về chủ trương, thẩm định của nhiều nơi, nhiều phía. Có dự án, các tập đoàn nhà nước đầu tư theo chỉ đạo nên câu chuyện truy cứu trách nhiệm sẽ không đơn giản khi soi vào từng dự án.
Một số chuyên gia cho rằng, nếu cứ duy trì cách làm chủ quan duy ý chí, tầm nhìn hạn chế sẽ còn nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài gặp khó khăn, lâm cảnh "đắp chiếu". Bởi vậy, thời gian tới, câu chuyện đầu tư ra nước ngoài cần được nhìn nhận thấu đáo, có tầm nhìn dài hạn với những bước đi thận trọng, đặt hiệu quả lên hàng đầu.
Báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước tại DN giai đoạn 2011-2016 của Chính phủ cho thấy: Tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án lên tới 12,6 tỷ USD. Trong tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 12,6 tỷ USD thì các DN đã giải ngân hơn một nửa. Cụ thể, đến hết 2016, các DN nhà nước đã mang 7 tỷ USD đi đầu tư ở nước ngoài. Hết năm 2016, mới chỉ có 4/18 DN có phát sinh số tiền thu hồi vốn đầu tư từ các dự án đầu tư tại nước ngoài. Số tiền thu hồi vốn là trên 1,5 tỷ USD, bằng 22% vốn đầu tư thực hiện. Hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN nhà nước thời gian qua còn thấp. Cụ thể, có tới 25,5% dự án báo lỗ năm 2016; có tới 29% dự án lỗ lũy kế tính đến hết 2016; đáng lưu ý là có gần một nửa dự án không có báo cáo về doanh thu - lợi nhuận. |
Tin liên quan
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Quận Hoàng Mai: Dự án căn hộ hút khách nhờ sát kề loạt trường học chất lượng cao
08:33 | 29/10/2024 Kinh tế
Cử tri lo lắng trước hiện tượng thổi giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản
18:49 | 28/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK