“Dò dẫm” với hàng hóa chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp
Biết dựa vào đâu?
Việc Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan phải khẩn trương ban hành Danh mục hàng hóa XNK thuộc diện quản lý chuyên ngành là nhằm tạo sự thống nhất trong cách thức phân loại, áp dụng chính sách quản lý, chính sách thuế… và để tạo thuận lợi cho cộng đồng DN, các cơ quan thực thi trong quá trình thực hiện.
Đối với lĩnh vực quản lý thuộc Bộ NN&PTNT, Chính phủ quy định: Hàng hóa XNK thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật. Bộ NN&PTNT công bố danh mục hàng hóa phải tiến hành kiểm dịch trước khi thông quan; quy định thủ tục, hồ sơ kiểm dịch và tiêu chuẩn cụ thể các loại hàng hóa thuộc danh mục này.
Đại diện nhiều đơn vị Hải quan chia sẻ: Nếu có được một Danh mục rõ ràng, cụ thể sẽ tạo thuận lợi cho cả cơ quan Hải quan và DN, đồng thời cũng tránh được những tranh chấp không đáng có giữa cơ quan quản lý và DN do cách hiểu, áp dụng các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác nhau vì thiếu sự rõ ràng, cụ thể. Lãnh đạo một Chi cục Hải quan cửa khẩu ở Hải Phòng lấy ví dụ: Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định “Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam”, Bộ NN&PTNT phải “cấp Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép”. Nhưng khi Bộ NN&PTNT chưa ban hành danh mục với các thông tin cụ thể, rõ ràng, cơ quan Hải quan biết căn cứ vào đâu để xác định “côn trùng chưa có ở Việt Nam”? Nếu phát sinh trường hợp DN có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này sẽ giải quyết thủ tục thế nào? Trường hợp khác như “Phân bón (nhập khẩu) ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam”. Thực tế thì các mặt hàng phân bón nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường trong nước rất lớn, cơ quan Hải quan rất khó để biết được đâu là sản phẩm không được phép sử dụng nếu không có danh mục của bộ quản lý chuyên ngành.
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều ví dụ liên quan đến gần hai chục Danh mục hàng hóa XNK thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ NN&PTNT. Ở đây sẽ có người đặt câu hỏi, vậy cơ quan Hải quan và DN đang căn cứ vào đâu để thực hiện thủ tục quản lý đối với các loại hàng hóa trên? Thực tế, từ trước khi Nghị định 187 ra đời, các bộ, ngành cũng đã có danh mục và các cơ quan liên quan và DN vẫn đang phải dựa vào căn cứ này để thực hiện. Tuy nhiên, những Danh mục trước đây thường thiếu và không rõ ràng, gây nhiều vướng mắc khi thực hiện. Lãnh đạo một đơn vị Hải quan địa phương lấy ví dụ: Trường hợp sản phẩm gỗ ép đã qua xử lý nhiệt không phải thực hiện kiểm dịch khi làm thủ tục NK. Nhưng với trường hợp bàn, ghế, giường, tủ… làm từ gỗ ép có thuộc đối tượng miễn kiểm dịch không? Và để được thông quan hàng hóa DN vẫn phải xin cấp giấy “thông báo miễn kiểm dịch thực vật” từ cơ quan Kiểm dịch thực vật. Điều này khiến DN mất thời gian, chi phí, ảnh hưởng nhiều đến thời gian thông quan.
Do đó, yêu cầu cụ thể được đặt ra trong Nghị định 187 được kỳ vọng sẽ giải quyết triệt để được vấn đề này.
Chờ đợi
Gần một năm kể từ ngày Nghị định 187 có hiệu lực (ngày 20-2-2014), nhưng đến nay (ngày 5-2-2015) khối lượng đồ sộ các danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành của Bộ NN&PTNT vẫn chưa được ban hành mới với các thông tin chi tiết, cụ thể theo quy định. Trước sự chậm trễ của Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan, từ cuối năm 2014, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan khẩn trương công bố danh mục hàng hóa XNK phải kiểm tra chuyên ngành. Bởi đây không chỉ là việc phải thực hiện đúng Nghị định 187, mà còn là biện pháp quan trọng nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan đối với hàng hóa XNK theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18-3-2014 của Chính phủ và Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 5-8-2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Cuối năm 2014, trên cơ sở chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc đã trực tiếp trao đổi với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát về sự chậm trễ trong ban hành danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ này. Sau khi tiếp nhận thông tin từ lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã bày tỏ quyết tâm chính trị cao độ và yêu cầu các đơn vị tham mưu, nghiệp vụ khẩn trương xây dựng, ban hành các thông tư công bố danh mục hàng hóa XNK phải quản lý chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ.
Quyết tâm, sự khẩn trương, quyết liệt từ Chính phủ, lãnh đạo Bộ NN&PTNT mà cụ thể ở đây là Bộ trưởng Cao Đức Phát là rất rõ ràng. Nhưng đến nay, việc ban hành danh mục hàng hóa XNK phải quản lý chuyên ngành của Bộ này vẫn chậm trễ. Vậy cộng đồng DN, các cơ quan thực thi còn phải chờ đến bao giờ mới có được những danh mục hàng hóa XNK phải quản lý chuyên ngành của Bộ NN&PTNT một cách đầy đủ, rõ ràng, minh bạch theo đúng tinh thần của Nghị định 187, hay vẫn cứ phải “dò dẫm” lần tìm trong hà sa những văn bản chưa đầy đủ, rõ ràng như hiện nay (?!)
Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định: Bộ NN&PTNT công bố danh mục các loại hàng hóa XNK thuộc diện quản lý chuyên ngành theo mã số HS đúng trong Biểu thuế XNK và hình thức quản lý theo nguyên tắc sau: a) Đối với loại hàng hóa mới lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT cấp giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép khảo nghiệm. b) Đối với các loại hàng hóa XNK có điều kiện nhưng không cần cấp giấy phép, Bộ NN&PTNT ban hành danh mục và quy định cụ thể điều kiện XNK. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, các đơn vị trực tiếp làm thủ tục XNK với cơ quan Hải quan, không cần xin giấy phép. c) Đối với các loại hàng hóa XNK theo giấy phép, Bộ NN&PTNT hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; các trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, nội dung giấy phép khảo nghiệm, thời hạn khảo nghiệm. Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ NN&PTNT quyết định cho phép hay không cho phép hàng hóa được sử dụng, lưu hành tại Việt Nam. Khi được phép sử dụng, lưu hành tại Việt Nam, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu. Hàng năm, 6 tháng một lần, Bộ NN&PTNT có trách nhiệm công bố bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường các mặt hàng đã có kết quả khảo nghiệm tốt. Khi được bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá và không phải xin cấp phép. |
Tin liên quan
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô cực lớn
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor
Cục Hải quan Long An hoạt động tại trụ sở mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics