Dịch Covid-19 vẫn chưa tới đỉnh, Brazil đứng trước nguy cơ vỡ trận
Một tổng thống theo chủ nghĩa hoài nghi. Hàng triệu người từ chối giãn cách xã hội. Một hệ thống y tế quá tải. Đây chỉ là 3 trong số nhiều yếu tố đang biến Brazil trở thành tâm chấn tiếp theo của dịch Covid-19 và có thể là một trong những nước bị tác động nặng nề nhất trên thế giới.
| |
Tổng thống Jair Bolsonaro tham gia cùng những người biểu tình phản đối giãn cách xã hội ngày 19-04. Ảnh: AFP/Getty |
![]() | Đại dịch Covid-19 đang thay đổi châu Âu theo cách nguy hiểm |
![]() | Việt Nam cập nhật hai kịch bản tăng trưởng hậu Covid-19 |
![]() | Doanh nghiệp chuyển hướng “bắn tỉa” trong dịch Covid-19 |
Mặc dù các biện pháp giãn cách xã hội được áp đặt từ gần 2 tháng trước, nhưng tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 của Brazil vẫn tăng mạnh.
Chỉ số lây nhiễm ở Brazil là 2, tức là trung bình một người mắc bệnh lây cho 2 người khác. Trong khi đó, Mỹ và những nước khác bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 đều đã đưa chỉ số này xuống dưới 1. Điều này có nghĩa là quốc gia lớn nhất ở Mỹ Latin sẽ sớm trở thành “điểm nóng” lớn nhất của dịch Covid-19.
“Tôi e rằng, Brazil sắp trở thành tâm chấn mới của dịch Covid-19. Đường cong về số ca mắc và số ca tử vong ở Brazil vẫn đang đi lên theo chiều dốc, cho thấy chúng ta vẫn chưa tới gần đỉnh dịch”, Miguel Nicolelis, một trong những nhà khoa học có uy tín nhất ở Brazil và đang phối hợp với một ủy ban chống Covid-19, nói với TIME.
Vì sao số ca ở Brazil tăng mạnh?
Tính đến 18/5, Brazil đã ghi nhận trên 240.000 ca mắc và hơn 16.000 ca tử vong. Tuy nhiên, theo ông Nicolelis, số ca mắc và tử vong, cũng như tỷ lệ lây nhiễm ở nước này nhiều khả năng bị đánh giá thấp hơn thực tế do việc báo cáo chưa đủ và không xét nghiệm trên diện rộng. Hiện Brazil xét nghiệm ít hơn khoảng 20 lần so với Mỹ
Đại học Washington dự đoán, tới tháng 8/2020, chỉ riêng 8 trong số 26 bang của Brazil, số người chết vì Covid-19 sẽ lên tới 90.000.
Tất cả các bang của Brazil đều đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội từ tháng 3, khi dịch bệnh ở nước này còn chưa bùng phát mạnh như ở châu Âu. Tuy nhiên, thực tế số ca mắc bệnh tăng chậm cùng với những phát ngôn “ác cảm” với các biện pháp giãn cách xã hội từ chính Tổng thống Jair Bolsonaro đã dẫn tới việc ngày càng ít người Brazil tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Tính đến giữa tháng 5/2020, chỉ có khoảng 40-55% người dân Brazil tuân thủ giãn cách xã hội và con số này cũng tùy từng bang cụ thể.
Phần lớn dân số của Brazil tập trung ở các thành phố đông đúc, có mật độ cao, cũng là một phần nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn.
“Brazil có mọi yếu tố để gây nên sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh”, Carlos Machado, điều phối viên chống Covid-19 tại Viện dịch tễ hàng đầu Brazil, cho biết.
“Điều này sẽ không xảy ra nếu các biện pháp hiệu quả được thông qua ngay từ đầu. Brazil đã thông qua những biện pháp nửa vời và không đủ cứng rắn. Chính điều này đã góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng lây nhiễm của dịch bệnh cũng như các tác động kinh tế. Nếu chúng ta càng ở lâu trong tình trạng nửa vời này, thì hậu quả kinh tế sẽ càng lớn hơn”, Machado nhấn mạnh.
Trong khi đó, theo nhà khoa học Nicolelis, thái độ chống Covid-19 cũng là một vấn đề.
“Liên tục có những thông điệp và chiến lược mâu thuẫn nhau, cả sự mâu thuẫn chính trị. Điều này có thể thấy rõ trong việc Brazil gặp nhiều khó khăn khi tìm mua các thiết bị như máy thở, bộ xét nghiệm, các đồ bảo hộ...”, ông nói.
Hệ thống y tế của Brazil tiến hành 63 xét nghiệm trên mỗi 100.000 người – một trong những tỷ lệ thấp nhất trong khu vực. “Brazil chưa bao giờ hứng chịu một cuộc tấn công nào như thế này, và cũng chưa bao giờ tham gia vào một cuộc chiến như thế này. Vì thế, sẽ rất khó để người Brazil hiểu được tính nghiêm trọng của nó”, Nicolelis cho biết thêm.
Chống dịch kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Từ trước tới nay, Tổng thống cực hữu của Brazil luôn đánh giá thấp tính nghiêm trọng của Covid-19. Ông thậm chí còn tham gia cùng những người biểu tình phản đối giãn cách xã hội và mô tả dịch bệnh này chỉ như “cúm nhẹ”.
Cuộc khủng hoảng hiện nay đã gây bất ổn nghiêm trọng trong chính phủ liên bang. Bộ trưởng Y tế Luiz Henrique Mandetta bị sa thải sau khi bất đồng với Tổng thống về cách kiểm soát dịch bệnh. Tiếp sau đó, Bộ trưởng Tư pháp Sergio Moro cũng từ chức. Mới đây nhất, người thay thế ông Mandetta, Nelson Teich cũng từ chức Bộ trưởng Y tế sau khi từ chối đề nghị của Tổng thống Bolsonaro về việc khuyến cáo sử dụng thuốc hydroxychloroquine để điều trị Covid-19.
Không chỉ phản đối các biện pháp phòng ngừa mà các thống đốc bang thông qua để ngăn chặn Covid-19, trong đó có việc đóng cửa các trường học, cấm các tuyến xe buýt liên thành phố, đóng cửa các cửa hàng, quán bar và bãi biển, Tổng thống Bolsonaro còn có những quan điểm khác lạ khi tuyên bố rằng các phòng gym và salon làm đẹp là các hoạt động kinh doanh “thiết yếu” và có thể mở cửa trở lại.
Theo nhà khoa học Nicolelis, ngay từ đầu, Brazil đã không có một chiến lược rõ ràng và đồng nhất từ chính phủ liên bang. Mọi thông điệp đều mơ hồ và thiếu hiệu quả. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Brazil không thể kiểm soát được dịch Covid-19.
Hệ thống y tế thiếu hiệu quả vì tham nhũng?
Hệ thống Brazil đối phó không hiệu quả với Covid-19, mặc dù nước này có vẻ như được trang bị tốt để đối phó với sự bùng phát dịch bệnh ở cấp quốc gia.
Brazil có 21 giường ICU trên mỗi 100.000 dân, gấp đôi so với Italy, Pháp và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, các thiết bị này lại không được phân phối đồng đều về mặt địa lý, hay giữa các lĩnh vực công và tư.
Trên thực tế, tình trạng tham nhũng và thiếu năng lực đã khiến Brazil bị chậm lại khi đối phó với một đại dịch. Hiện 11 bang đang điều tra khả năng tiền quỹ phân bổ cho việc mua sắm các thiết bị y tế đã được chuyển đổi mục đích một cách không phù hợp.
Không có gì ngạc nhiên khi hệ thống y tế nhanh chóng quá tải. 8 thủ phủ bang có ICU đang hoạt động ở mức trên 90% và ở Rio, có hơn 1.000 người đang chờ giường bệnh. Brazil đã vượt Mỹ về số nhân viên y tế tử vong [do mắc Covid-19]. Nếu số ca tiếp tục tăng ở mức như hiện nay, hệ thống y tế Brazil sẽ sụp đổ trong tương lai gần.
Dịch bệnh len lỏi từ những khu nhà giàu tới tận rừng sâu
Ở giai đoạn ban đầu, Covid-19 chủ yếu tác động đến các khu vực giàu có ở các thành phố lớn của Brazil. Sau đó, dịch bệnh nhanh chóng lây lan ở các khu ổ chuột lớn và các khu vực xa xôi thiếu dịch vụ y tế thiết yếu. 3 cộng đồng bị tác động nặng nhất đều là các cộng đồng ở sâu trong rừng nhiệt đới Amazon.
Brazil hỗ trợ khoảng 100 USD/người cho 80 triệu người lao động nghèo làm việc trong các lĩnh vực không chính thức bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Việc người dân xếp hàng dài chờ đợi bên ngoài các chi nhanh ngân hàng cũng là nguyên nhân khiến dịch bệnh nhanh chóng phát tán rộng rãi.
“Chúng tôi có tất cả các yếu tố mà nước khác từng có khiến cuộc khủng hoảng trở nên vô cùng nghiêm trọng, và chúng tôi còn có thêm cả sự bất bình đẳng về thu nhập, y tế, tiếp cận vệ sinh, nhà ở....”, Carvalho nhấn mạnh.
Theo ông Machado, Brazil vốn chưa phục hồi khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị khắc nghiệt bùng phát mạnh nhất trong giai đoạn 2015 và 2016 và khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nước này lại rơi vào một cuộc khủng hoảng khác. Khi tình trạng y tế khẩn cấp chồng chéo với khủng hoảng kinh tế và chính trị, nó có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo tàn khốc.
Tin liên quan

Thách thức đối với doanh nghiệp vận tải và logistics khi Mỹ áp thuế đối ứng
16:35 | 03/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Chi cục Thuế khu vực XVII: nhiều nguồn thu, sắc thuế tăng khá

Phát hiện thêm đường dây sản xuất thực phẩm giả bảo vệ sức khỏe trẻ em

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương

Xuất khẩu qua nền tảng số - “đường cao tốc” mới cho hàng Việt Nam

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

Chi cục Thuế khu vực XVII: nhiều nguồn thu, sắc thuế tăng khá

Hải quan kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu đầu vào trước nguy cơ Mỹ áp thuế

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn sửa đổi gì

Sửa đổi 7 luật lĩnh vực tài chính, đầu tư

Chi cục Thuế Khu vực I: đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử tới hộ kinh doanh

Kê khai khoản chiết khấu theo sản lượng mua bán

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Sơn La rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả xuất khẩu

Bắc Giang hợp tác tiêu thụ vải thiều

Một doanh nghiệp hủy đơn hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ trị giá gần 1 triệu USD

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai bắt giữ vụ vận chuyển trái phép than cám

Hình ảnh 4 vụ bắt giữ vàng, ma túy do Hải quan tham gia triệt phá

Quảng Ninh: Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao, ma túy, buôn lậu

Hải quan triển khai kế hoạch kiểm soát ma túy, tiền chất năm 2025

Hiện đại hóa công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Cục Hải quan thông tin về 4 vụ bắt giữ vàng và ma túy trong tháng 4

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan sau đó xuất bán sang nước thứ ba

Tăng thuế - biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá

Thủ tục hải quan đối với hóa chất xuất nhập khẩu

Xử lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán

Đề xuất hàng hóa từ 5 triệu đồng phải chuyển khoản mới được khấu trừ thuế

Hướng dẫn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường

SIC Tech Day 2025: Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng

FAST500 năm 2025: Tôn vinh doanh nghiệp Việt trỗi dậy giữa nghịch cảnh
