Để giữ vững vị thế xuất khẩu tỷ USD, DN lâm thủy sản kiến nghị thêm hạn mức tín dụng
Kỳ vọng tín dụng tăng 13,6% trong năm 2024 Khơi thông dòng chảy tín dụng Giải quyết tín dụng từ kích thích nhu cầu vốn trong nền kinh tế |
Từ giữa năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai Chương trình tín dụng 15.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản, với lãi suất thấp hơn tối thiểu từ 1- 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn.
Mặc dù đến tháng 6/2024 mới hết hạn giải ngân nhưng đến nay, Chương trình đã hoàn thành giải ngân 100% mục tiêu của chương trình. Vì thế, hồi cuối tháng 2/2024, Thống đốc NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét việc nâng quy mô Chương trình tín dụng này thành gói 30.000 tỷ đồng.
NHNN cho biết, đến nay các ngân hàng thương mại đã hoàn thành việc đăng ký nâng quy mô và tiếp tục giải ngân cho vay với doanh số lũy kế trên 17.500 tỷ đồng, đạt 58,3% tổng doanh số cam kết cho vay theo dự kiến mới, với trên 6.500 lượt khách hàng vay vốn.
Trong đó, doanh số cho vay đối với ngành hàng thủy sản đạt trên 13.000 tỷ đồng, chiếm 74,3% tổng doanh số cho vay với trên 5.000 lượt khách hàng vay vốn, đối với ngành hàng lâm sản đạt trên 4.450 tỷ đồng, chiếm 25,7% tổng doanh số cho vay với trên 1.460 lượt khách hàng vay vốn. Việc giải ngân cho vay tập trung phần lớn đối tượng khách hàng doanh nghiệp chiếm gần 83% tổng doanh số cho vay, khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm 17%.
Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỷ USD”. |
Chia sẻ tại Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỷ USD” được tổ chức vào ngày 12/4, theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), việc triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản được coi là một trong những giải pháp thiết thực và hiệu quả, góp phần không nhỏ vào việc giúp 22 ngành hàng vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, giữ vị trí nằm trong top 6 hàng/nhóm mặt hàng kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (gạo, hàng rau quả, cà phê, hạt điều, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ) và đang trên đà phục hồi trong những tháng đầu năm 2024.
Là một trong 6.000 lượt khách hàng được vay vốn từ gói tín dụng ưu đãi, ông Lê Quý Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Xuất nhập, khẩu thủy sản Thanh Hóa cho biết, sản phẩm hàng hóa của Công ty chủ yếu để xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu, nhưng 2 thị trường này gặp biến động lớn về suy thoái kinh tế đã khiến chi phí của doanh nghiệp cũng tăng cao. Vì thế, theo ông Việt, vốn lưu động phụ thuộc rất lớn vào vốn tín dụng của các ngân hàng, nên việc được ưu đãi về lãi suất đã giúp doanh nghiệp tiết giảm nhiều chi phí tài chính.
Chia sẻ thêm về khó khăn của doanh nghiệp, ông Trịnh Đức Kiên, Phó Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ cho hay, từ năm 2023 đến nay, ngành gỗ gặp nhiều khăn như tổng cầu thế giới sụt giảm nên giảm lượng bán hàng, một số thị trường xuất khẩu chủ lực có các điều tra chống bán phá giá… nên các doanh nghiệp nói chung đều đang nỗ lực hết sức để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì thế, để tăng hiệu quả các chương trình tín dụng, ông Kiên đề xuất tăng thời gian của các khoản vay, bởi ngành gỗ có đặc thù hàng hóa có thể tồn kho lâu hơn so với các ngành như thủy sản hoặc mặt hàng nông nghiệp là hàng tươi sống… Hơn nữa, cơ chế xét duyệt các khoản vay cần linh hoạt hơn, ngân hàng xem xét tăng tỷ lệ thế chấp của doanh nghiệp.
Cũng gửi kiến nghị tới ngành ngân hàng, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, các ngân hàng xem xét nới hạn mức tín dụng, bởi tỷ lệ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu kỳ vọng sẽ tăng lên ít nhất 50% tổng dư nợ, thay vì khoảng 27-28% như trong gói 15.000 tỷ đồng vừa qua.
Trước kiến nghị này của doanh nghiệp, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng đề nghị các ngân hàng tăng thêm hạn mức cho vay đối với doanh nghiệp. Về tài sản thế chấp, Phó Thống đốc cho rằng, ngân hàng phải xác định được dòng tiền của doanh nghiệp, vay để làm gì, bao giờ thu hồi vốn... Nhưng Phó Thống đốc đề nghị các doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với ngân hàng trước những nỗi lo về khả năng mất vốn để giải quyết câu chuyện về tài sản thế chấp; đồng thời các doanh nghiệp cũng phải cố gắng cởi mở, chia sẻ về thông tin tài chính với ngân hàng.
Phó Thống đốc NHNN còn nhấn mạnh, đây là gói tín dụng NHNN đề xuất và rất được Thủ tướng Chính phủ ủng hộ, nên nếu hết 30.000 tỷ đồng, thì NHNN sẵn sàng đề xuất 45.000 tỷ đồng thậm chí 50.000 tỷ đồng, bởi đây là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, về khó khăn của ngân hàng, theo bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng Giám đốc Agribank, ngân hàng gặp khó khăn trong kiểm soát hồ sơ giải ngân vốn vay, do phong tục tập quán địa phương, việc mua sản phẩm của người dân không có hóa đơn, chứng từ và phần lớn sử dụng thanh toán tiền mặt. Bên cạnh đó, hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết của người dân, doanh nghiệp đầu mối còn phổ biến, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát dòng tiền…
Vì thế, NHNN nêu rõ, ngành ngân hàng sẽ quan tâm hơn nữa về lĩnh vực xuất nhập khẩu nông – lâm – thuỷ sản. Nhưng để giải quyết căn cơ những khó khăn, vướng mắc và để các chính sách, giải pháp của ngành ngân hàng phát huy hiệu quả, NHNN thấy cần có sự triển khai đồng bộ các chính sách và sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK