Đầu năm xông đất doanh nghiệp
Ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI: Đầu tư cho khoa học công nghệ là yếu tố sống còn
Để đầu tư cho sản xuất công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng mong mỏi của người tiêu dùng, việc các DN phải đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng nhất hiện nay.
Tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh sản xuất, CVI nói riêng và một số DN trong cùng lĩnh vực đang gặp phải những khó khăn nhất định đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước đồng hành cùng DN để tháo gỡ. Theo đó, hiện kết quả nghiên cứu khoa học công bố chưa được công khai, minh bạch về thông tin. Bên cạnh đó, hiện cơ chế định giá và hợp tác chuyển giao còn bất cập khi việc định giá một sản phẩm KH&CN đang dựa trên sự thỏa thuận giữa DN và đơn vị nghiên cứu, vì thế, đôi khi, mức chi phí đắt hay rẻ lại phụ thuộc vào bản thân mối quan hệ giữa DN và đơn vị nghiên cứu.
Do vậy về phía DN, muốn phát triển hơn nữa khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, DN mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước nên quan tâm tới đối tượng là các nhà khoa học, trường đại học, viện nghiên cứu để họ có động lực nghiên cứu, cống hiến.
Bên cạnh đó, đối với nhà khoa học, trường đại học, viện nghiên cứu, phải minh bạch hóa thông tin nghiên cứu, không giấu thông tin về sản phẩm thương mại hóa với DN. Đồng thời, các nhà khoa học, cơ quan chủ trì các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phải là người đồng hành với DN để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm theo tiến độ và cấp độ và thích ứng với công nghệ sản xuất mới từ quy mô phòng thí nghiệm đến quy mô sản xuất đại trà.
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải tính đến việc đồng bộ hóa các luật liên quan, cần hạn chế tối đa các thủ tục để khỏi làm phiền đến các DN. Bộ Khoa học và Công nghệ nên tập trung cải thiện thông tin trong thị trường KH&CN, tiếp tục phát triển các Sàn giao dịch công nghệ quốc gia, vùng miền và địa phương, đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Quyền Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines): Vinalines đặt mục tiêu lợi nhuận trên 700 tỷ đồng
Vinalines là một trong những doanh nghiệp “hiếm hoi” của Việt Nam sở hữu được cả 3 cơ sở hạ tầng của một chuỗi dịch vụ logistics, đó là: Cảng biển, tàu biển và các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải. Tận dụng lợi thế đó, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã và đang tích cực phát triển dịch vụ logistics trọn gói (door to door). Vinalines đã thành lập Trung tâm Vận tải container để thống nhất đội tàu thành một hệ thống đồng nhất, không chồng chéo, có sự điều phối chung, đảm bảo tối ưu trong khai thác các tuyến vận tải. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong kết nối, trao đổi thông tin và xây dựng hệ thống kho bãi xanh, hiện đại để nâng cao tính cạnh tranh.
Về kế hoạch trong năm 2019, Vinalines đặt mục tiêu về sản lượng vận tải biển đạt khoảng 18 triệu tấn, hàng thông qua cảng khoảng 107 triệu tấn, doanh thu khoảng 12.714 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 710 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, Vinalines sẽ đẩy mạnh thực hiện tham gia đấu thầu công tác vận chuyển. Vinalines sẽ đấu thầu các lô hàng lớn như: Than, quặng hoặc các nguyên vật liệu cho các khu công nghiệp hoặc nhà máy lớn. Việc vận chuyển sẽ được thực hiện trọn gói, bao gồm: Dịch vụ cảng, dịch vụ tàu, dịch vụ logistics.
Để những kế hoạch trên có kết quả như kỳ vọng, Vinalines đã cải thiện nguồn lực của mình bằng việc thanh lý đội tàu già, đầu tư những con tàu công nghệ hiện đại (thế hệ Ecoship), đáp ứng công ước quốc tế, đảm bảo yếu tố về môi trường, có suất tiêu hao nhiên liệu thấp, đảm bảo tính cạnh tranh. Trong đó, tàu container, tàu chở hàng rời cỡ lớn là các loại tàu được chú trọng đầu tư. Trên cơ sở đó, Tổng công ty sẽ tiếp tục mở rộng các tuyến vận tải nội Á bằng container, phát triển các tuyến vận tải hàng rời để dần chiếm lĩnh thị trường.
Ông Trần Thanh Hương, Giám đốc Điều hành Công ty CP Phát triển Hùng Hậu: Tập trung đầu tư chế biến sâu để nâng cao giá trị thủy sản xuất khẩu
Là một trong những DN chế biến hàng giá trị gia tăng của ngành thuỷ hải sản Việt Nam, thời gian qua, Công ty CP Phát triển Hùng Hậu (Hunghau Holdings) đã tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu sạch, trang bị dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại, đảm bảo an toàn cũng như xây dựng hệ thống phân phối lớn mạnh cả trong và ngoài nước. Thời gian tới, HungHau Holdings sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu để tạo ra những dòng sản phẩm mới có giá trị cao, mang tính đột phá, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Công ty cũng nỗ lực đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp, nông sản, chế biến từ nguồn nguyên liệu có kiểm soát nguồn gốc Việt Nam, phát triển sản phẩm an toàn và chất lượng.
Về thị trường, HungHau Holdings sẽ tiếp tục giữ vững uy tín tại các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…, đồng thời tìm kiếm các thị trường tiềm năng, phát triển thị trường nội địa, hệ thống nhà hàng, khách sạn cao cấp, siêu thị. Đặc biệt là việc thực hiện triệt để việc liên kết chuỗi giá trị hàng hóa nông sản – thủy sản để kiểm soát chất lượng nguồn gốc sản phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm đầu ra. Với những nỗ lực đó, Công ty phấn đấu nâng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản từ mức 352 tỷ đồng trong năm 2018 lên mức 500 tỷ đồng trong năm 2019, tương ứng tăng trưởng 42%.
Tuy nhiên, để hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN được thuận lợi và phát triển mạnh mẽ, vai trò đồng hành, hỗ trợ từ Chính phủ là rất cần thiết. Tôi mong muốn Chính phủ tiếp tục tăng cường lắng nghe ý kiến của DN, qua đó, có thể sửa đổi hoặc bổ sung các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN, giải quyết kịp thời vấn đề mà DN đang gặp phải.
Bà Hương Trần Kiều Dung, phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc FLC: Năm 2019 thị trường bất động sản sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các quỹ nước ngoài
Trong năm 2019 Tập đoàn FLC sẽ tiếp tục đầu tư các quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các địa phương trên cả nước.
Với lĩnh vực bất động sản, Tập đoàn sẽ tiếp tục tập trung phát triển bất động sản tầm trung, bình dân để phục vụ nhu cầu của số đông trên thị trường. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng sẽ tập trung đầu tư các khu đô thị tại các trung tâm của các tỉnh thành trên cả nước. Đây là thị trường rất tiềm năng mà Tập đoàn FLC đang hướng tới, vì người dân Việt Nam ngày càng có tích lũy lớn hơn và lượng người có tiền ngày càng gia tăng. Trên thực tế thị trường đang bị bỏ ngỏ, rất thiếu nguồn cung.
Có thể nói việc phát triển thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách, quy định pháp luật. Vì thế, để năm 2019 tiếp tục là năm phát triển thành công của thị trường bất động sản, chúng tôi mong sẽ có chính sách, quy định cụ thể từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là các quy định pháp lý liên quan đến sản phẩm condotel cũng như thủ tục pháp lý liên quan đến việc đầu tư của các doanh nghiệp. Đây là điều kiện, là nhân tố quan trọng để giúp cho thị trường bất động sản có thêm nhiều sản phẩm cho khách hành lựa chọn. Năm 2019 thị trường bất động sản sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các quỹ nước ngoài. Chẳng hạn như với FLC, chúng tôi đang nhận được sự quan tâm lớn từ các quỹ nước ngoài, họ đang đặc biệt quan tâm đến yếu tố pháp lý khi đầu tư bất động sản tại Việt Nam.
Ông Trần Đình Long-Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HPG): Triển khai hàng loạt biện pháp để mở rộng thị phần
Cuối năm 2018, một trong những niềm vui của Hòa Phát là DN nằm trong 97 DN tiêu biểu được vinh danh có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia 2018. Trước đó, Hòa Phát đã được vinh danh vào các năm 2012, 2014 và 2016. Nhiều năm qua, Hòa Phát khẳng định vị thế dẫn đầu ngành thép Việt Nam với các sản phẩm như thép xây dựng, ống thép với thị phần lần lượt là trên 23% và 27%, dẫn đầu thị trường đối với nội thất văn phòng. Năm 2017, Tập đoàn Hòa Phát đã đóng góp ngân sách nhà nước 5.000 tỷ đồng thuế, phí các loại, tăng hơn 40% so với năm 2016. Dự kiến, số nộp ngân sách năm 2018 sẽ đạt khoảng 6.000 tỷ đồng.
Hiện, Hòa Phát đang tập trung cho tiến độ hoàn thiện Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất nhằm đạt tổng công suất 4 triệu tấn thép xây dựng vào năm 2019 và 5 triệu tấn thép xây dựng từ 2020. Dự kiến đến cuối quý I, đầu quý II/2019, lò cao số 1 của Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất sẽ đi vào hoạt động. Bởi vậy, trong năm 2019, Hòa Phát đặt kế hoạch sản lượng khoảng 3,5 triệu – 4 triệu tấn, tăng khoảng 33% so với thực hiện năm nay. Đó là một kế hoạch đầy thách thức đối với ban điều hành các công ty con. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến khi dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất hoạt động hết công suất từ năm 2020, Hòa Phát sẽ đạt mức doanh thu trên 100.000 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách quốc gia khoảng trên 10.000 tỷ đồng.
Về XK, hiện nay tỷ trọng XK đang chiếm khoảng 10% tổng sản lượng thép của Tập đoàn với các thị trường đa dạng như: Lào, Campuchia, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Canada. Đáng chú ý, tại Hoa Kỳ, nơi đánh thuế 25% với thép NK từ Việt Nam nhưng thép Hòa Phát vẫn XK được sản phẩm vào thị trường này. Năm 2019, HPG dự kiến XK khoảng 400.000 tấn, chiếm 10-12%. Tập đoàn Hòa Phát hướng đến nhiều thị trường và chú trọng tại thị trường ở Đông Nam Á như Lào và Campuchia.
Ở thời điểm hiện tại, Hòa Phát đã triển khai hàng loạt biện pháp để mở rộng thị phần như tăng quảng cáo tiếp thị, tăng cường nhân lực, thuê thêm kho bãi, làm cảng trên sông Đồng Nai để tiếp quản thép từ miền Trung chuyển vào, tăng cường lượng hàng ở phía Nam, phía Bắc và thị trường XK...
Ông Đoàn Châu Phong, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest: Tập trung phát triển hệ thống bất động sản tại các khu trung tâm đông dân cư
Trong năm 2019 cùng kế hoạch 3 năm tới, VPI sẽ tập trung phát triển hệ thống bất động sản tại các khu trung tâm đông dân cư đồng thời tập trung đầu tư hình thành nên chuỗi BĐS cho thuê tại các vị trí trung tâm. Bên cạnh đó, Văn Phú sẽ tiếp tục tạo lập quỹ đất xây dựng các đô thị ven biển, các khu trung tâm dân cư mới. Hướng tới chiến lược phát triển 5 năm tới, Văn Phú sẽ cung cấp ra thị trường các sản phẩm có phân khúc đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu của thị trường và định vị hướng tới vị trí là doanh nghiệp dẫn đầu về các sản phẩm bất động sản tầm trung.
Từ những gì đã làm tại Hà Nội, là trung tâm của cả nước, đã được đông đảo cộng đồng xã hội ghi nhận, chúng tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ, tin cậy từ những địa phương khác trong cả nước. Từ đó, hiện tại công ty đang tiếp tục triển khai nghiên cứu và tiến hành đầu tư tại nhiều tỉnh thành phố trên cả nước, quỹ đất VPI đang nghiên cứu đề xuất lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và triển khai đầu tư lên đến hàng ngàn ha. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, việc đưa ra các mục tiêu cụ thể và chiến lược kinh doanh rõ ràng là yếu tố quan trọng để Văn Phú – Invest tự tin, vững vàng phát triển với định vị thương hiệu “VPI - Nhà phát triển bất động sản chuyên tâm”.
Ông Taniguchi Keisuke, Phó Giám đốc cấp cao Ban Quản lý hành chính, Canon Việt Nam: Mong muốn Chính phủ phát triển công nghiệp hỗ trợ, cắt giảm chi phí kinh doanh
Bước sang năm 2019, Canon Việt Nam tiếp tục duy trì sản xuất ổn định, tập trung đổi mới chất lượng, kỹ thuật và tự động hóa. Chúng tôi cũng tích cực tìm kiếm nhà cung cấp nội ngành công nghiệp phụ trợ để tăng tỉ lệ nội địa hóa, giảm lưu kho, giá thành cạnh tranh..
Với mục tiêu trở thành công ty được cán bộ, công nhân viên, Chính phủ và người dân Việt Nam yêu mến, chúng tôi sẽ duy trì các hoạt động phúc lợi và tích cực đóng góp cho sự phát triển của xã hội thông qua các hoạt động xã hội.
Bên cạnh đó, năm 2019, chúng tôi cũng kỳ vọng Chính phủ Việt Nam giữ ổn định các quy định về pháp luật cũng như thể chế, chính sách đối với các doanh nghiệp. Cùng với đó, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy trình báo cáo, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp.
Ông Cao Hữu Hiếu- Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): Vinatex tập trung đầu tư theo chiều sâu, xây dựng chuỗi liên kết
Trong năm 2019, Vinatex đặt mục tiêu: Giá trị sản xuất công nghiệp dự kiến tăng 5%; kim ngạch XK dự kiến tăng 6% - 8%; doanh thu dự kiến tăng 5% - 7%; lợi nhuận phấn đấu tăng 12% và mức lương bình quân là 8 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2019, Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực. Dư địa thị trường trong khối này khi không có Hoa Kỳ không phải là lớn. Vinatex chỉ đang kỳ vọng vào hai thị trường là Canada và Australia. Dự kiến, mỗi thị trường tăng thêm được 1 tỷ USD trong năm 2019 đã là rất tốt. Ngoài ra, năm 2019 DN cũng trông đợi ở EVFTA có hiệu lực, song điều này khá khó khăn.
Vinatex xác định sẽ tiếp tục xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ sợi-dệt-nhuộm-may để tận dụng các FTA. Chúng tôi muốn hoàn thành chuỗi này càng sớm càng tốt, giải quyết điểm “thắt cổ chai” về khâu dệt-nhuộm. Làm được như vậy, khi các FTA có hiệu lực, ngành dệt may Việt Nam sẽ đáp ứng được tốt vấn đề nguồn gốc xuất xứ để tận dụng cơ hội. Ngài ra, 2019 cũng là năm mà Vinatex tiếp tục xu thế sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng… Đây là một trong những tiêu chí để Vinatex cạnh tranh với các DN dệt may trên thị trường quốc tế.
Ông Nguyễn Công Luận, Phó tổng Giám đốc ANTESCO: Tận dụng cơ hội khi khách hàng nước ngoài quan tâm tới nông sản Việt Nam
Trong năm 2019, việc mở rộng thị trường XK của mặt hàng nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội nhờ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) dự kiến có hiệu lực. Hiện nay, khách hàng châu Âu cũng đang rất quan tâm đến hàng nông sản của Việt Nam. Còn riêng với Công ty CP Rau quả, thực phẩm An Giang (ANTESCO), hiện nay hoạt động XK của chúng tôi tại hai thị trường EU và Mỹ đã ổn định với nhiều khách hàng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn tăng thêm sản lượng XK và tìm thêm nhiều khách hàng mới tại hai thị trường này. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn mở rộng thêm các thị trường mới mà trước mắt là thị trường Trung Đông và Australia. Dự kiến trong năm 2019, ANTESCO sẽ XK khoảng 12.000 tấn nông sản vào các thị trường trên thế giới.
Tình hình XK nông sản trong năm 2019 được dự báo sẽ thuận lợi do nhu cầu tiêu thụ của các thị trường XK đối với các sản phẩm của nông sản của Việt Nam đang khả quan. Bên cạnh đó các cơ chế chính sách trong nước đã thoáng hơn và hỗ trợ rất tốt cho hoạt động XK của DN. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của DN hiện nay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nguồn nguyên liệu. Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang quan tâm đến vấn đề này. Trong khi đó các mặt hàng nông sản của Trung Quốc do bị nhiễm nhiều về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên đã bị từ chối tại nhiều thị trường. Nhiều nhà NK quốc tế đã chuyển hướng sang mua hàng nông sản của Việt Nam. Đây là cơ hội tốt nhưng nếu chúng ta không kiểm soát tốt chất lượng các mặt hàng nông sản XK thì cũng sẽ bị tình trạng tương tự như Trung Quốc hiện nay. Điều này sẽ rất bất lợi cho hoạt động XK nông sản trong những năm sắp tới.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK