Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Tìm hướng đi bền vững cho sản phẩm tái chế Bao bì sản phẩm xuất khẩu cần hướng tới khả năng tái chế cao Doanh nghiệp xuất khẩu nhựa quan tâm chuyển đổi công nghệ tái chế |
![]() |
Dây chuyền tái chế chai nhựa của Duy Tân Recycling. Ảnh: TL |
Trách nhiệm và thị trường
Đối với mặt hàng xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam là dệt may, từ tháng 3/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã đề ra Chiến lược của ngành dệt may tuần hoàn và bền vững nhằm đảm bảo đến năm 2030, các sản phẩm dệt may đưa vào thị trường EU “có tuổi thọ lâu dài, có thể tái chế và phần lớn được làm từ sợi tái chế”. Vì thế, hàng loạt chính sách được EU ban hành.
Không chỉ hàng dệt may, nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng, điện tử… cũng phải áp dụng các tiêu chuẩn tái chế của EU với yêu cầu phải sử dụng vật liệu tái chế trong bao bì sản phẩm, giảm thiểu rác thải và đảm bảo rằng các sản phẩm sau khi hết vòng đời có thể tái chế một cách hiệu quả.
Cùng với EU, nhiều thị trường lớn cũng đã và đang bắt đầu đưa ra những yêu cầu tương tự cũng như có những biện pháp để kiểm soát hàng hoá nghiêm ngặt hơn.
Đáp ứng các yêu cầu trên, nhiều doanh nghiệp đã chủ động áp dụng các tiêu chuẩn tái chế trong quy trình sản xuất.
Theo ông Văng Viên Thông, Giám đốc điều hành của thương hiệu thời trang từ vật liệu tái chế REPEET, Công ty đang nỗ lực hành động góp phần giảm phát thải carbon, giảm rác thải nhựa xả ra môi trường và tối ưu việc tiêu thụ nước trong sản xuất dệt may.
Thay vì sử dụng polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ, REPEET sản xuất các sản phẩm thời trang bền vững từ sợi polyester tái chế có nguồn gốc tại Việt Nam.
Công ty đã xây dựng chuỗi cung ứng từ khâu thu gom, phân loại, tái chế, sản xuất xơ, sợi, dệt vải đến các sản phẩm thời trang, góp phần giảm thiểu 57% phát thải carbon và tiết kiệm 70% lượng nước tiêu thụ.
Ông Thông nhấn mạnh, việc sử dụng 10 tấn vải REPEET là đã góp phần tái chế gần 1,45 triệu chai nhựa PET, giảm lượng khí thải carbon ra môi trường tương đương một chiếc ô tô chạy 57.000 km, đồng thời tiết kiệm 70.000 lít nước.
Với chiến lược này, ông Văng Viên Thông tin tưởng sẽ chinh phục không chỉ thị trường nội địa mà còn mở rộng ra các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu – nơi mà chất lượng sản phẩm và các tiêu chí bền vững, thân thiện môi trường luôn được đặt lên hàng đầu.
Tại Masan High-Tech Materials (MHT), lãnh đạo doanh nghiệp này cũng cho biết, MHT áp dụng mô hình 3Rs “Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế” vào mọi hoạt động sản xuất và vận hành, cải tiến để hướng tới mục tiêu giảm thiểu lượng rác thải và tối ưu hóa tài nguyên.
MHT thực hiện phân loại rác thải trong quá trình hoạt động để tái chế thành các dòng sản phẩm mới với tỉ lệ tái chế đạt hơn 30% trên tổng khối lượng rác thải phát sinh.
Hiện MHT tiến hành thí nghiệm đánh giá việc khai thác hiệu quả nguồn cung Vonfram thứ cấp trong tương lai, đồng thời hợp tác vào các dự án nghiên cứu tại Brazil để tái chế quặng đuôi chứa Vonfram hàm lượng thấp và dòng thải của công nghiệp sản xuất xi măng và các ngành công nghiệp khác.
Lãnh đạo MHT cho hay, trong bối cảnh Trung Quốc hạn chế xuất khẩu khoáng sản quan trọng, nhiều đối tác phương Tây buộc phải tìm nguồn cung mới, mở ra cơ hội lớn cho các nhà sản xuất Vonfram ngoài Trung Quốc.
Nhất là khi nhu cầu về Vonfram đang gia tăng mạnh mẽ nhờ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh toàn cầu, đặc biệt trong sản xuất tuabin gió, pin xe điện và tấm pin mặt trời.
Tại HEINEKEN Việt Nam, bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao cho biết, với bao bì, Công ty tái sử dụng đến 97% chai thủy tinh và 99% két nhựa; đồng thời hợp tác với các nhà cung cấp, nhà tái chế cho các dự án từ “Lon nhôm ra Lon nhôm”. Bà Ánh nhấn mạnh, thời gian tới sẽ tiếp tục cải tiến trong khâu bao bì, tăng cường sử dụng vật liệu tái chế và tăng cường thu hồi tái sử dụng.
Rào cản chi phí và nhận thức
Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chuẩn tái chế trong sản xuất còn nhiều khó khăn, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bởi một trong những lý do chính là chi phí đầu tư ban đầu cho việc thay đổi công nghệ sản xuất cũng như xây dựng các hệ thống quản lý chất thải và tái chế đạt chuẩn quốc tế cao. Bên cạnh đó, vấn đề nhận thức cũng là một thách thức lớn.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu rõ về lợi ích lâu dài của việc áp dụng các tiêu chuẩn tái chế.
Ngoài ra, đại diện HEINEKEN Việt Nam còn nêu lên thách thức về thiếu hạ tầng tái chế cũng như thị trường các sản phẩm tái chế. Chẳng hạn, Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất tấm nhôm cuộn từ nhôm tái chế, nên hầu hết tấm nhôm cuộn có thành phần nhôm tái chế vẫn đang được nhập từ nước ngoài để sản xuất lon nhôm trong nước.
Đồng thời, đây là công tác nằm trong chuỗi giá trị nên phải có sự phối hợp từ đối tác cùng nâng cao nhận thức về phát triển bền vững.
Do đó, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng cần các chính sách và ưu đãi khuyến khích để đầu tư vào tái tạo và phát triển bền vững.
Trong đó, các cơ quan quản lý cần thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ sản xuất xanh và công nghệ tái chế vào quy trình sản xuất của doanh nghiệp cũng như cung cấp các thông tin đầy đủ về các tiêu chuẩn môi trường và yêu cầu của các thị trường quốc tế.
Về phía doanh nghiệp, sự chủ động tìm hiểu để chuyển đổi và mạnh dạn đầu tư là rất cần thiết, nhưng cùng với đó cần tìm phương án liên kết, chuyển giao giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa để đồng hành triển khai, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển bền vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tin liên quan

Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Thị trường - Doanh nghiệp

Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Thị trường - Doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa

Công ty đại chúng 2025: Vững vàng giữ hạng trong vùng biến động
15:51 | 28/05/2025 Nhịp sống thị trường

Lào hỗ trợ Vinachem triển khai Dự án muối mỏ Kali
14:50 | 28/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

An ninh thương hiệu - "lá chắn pháp lý" giữa thương trường đầy biến số
14:21 | 28/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Kỳ vọng cơ chế đặc thù thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội phát triển
21:00 | 27/05/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel "bắt tay" KT: Tăng tốc chuyển đổi AI toàn diện tại Việt Nam
15:17 | 27/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Giá chung cư tại các đô thị lớn chững lại
07:52 | 27/05/2025 Nhịp sống thị trường

Giao dịch bất động sản tăng, tồn kho giảm trong quý đầu năm
16:34 | 26/05/2025 Nhịp sống thị trường

Hoàn thành 14 dự án nhà ở thương mại trong quý I/2025
16:31 | 26/05/2025 Nhịp sống thị trường

Murata Việt Nam tiên phong trong chương trình Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp
16:08 | 26/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng
09:20 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%
09:18 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản
09:16 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt
15:32 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Tạm giữ hơn 25 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại kho lạnh ở Móng Cái

Ưu tiên thực hiện thông quan ngay đối với hàng hóa xuất khẩu là nông lâm thủy sản

“Không quản được thì cấm” – Tư duy cần loại bỏ trong chính sách xuất khẩu gạo

Vướng nguyên liệu, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 50%

EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam

LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
14:02 | 26/05/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

Ưu tiên thực hiện thông quan ngay đối với hàng hóa xuất khẩu là nông lâm thủy sản

Hải quan khu vực V và Amkor Technology Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ hợp tác

Xóa bỏ thuế khoán tạo điều kiện để ngành Thuế hỗ trợ cho hộ kinh doanh phát triển

Trường hợp thực hiện thủ tục trên Hệ thống Ecus6

Từ ngày 1/6 có khoảng 37.000 hộ kinh doanh sẽ dừng nộp thuế khoán

Hải quan khu vực V nâng cao năng lực ứng dụng chuyển đổi số cho công chức

“Không quản được thì cấm” – Tư duy cần loại bỏ trong chính sách xuất khẩu gạo

Vướng nguyên liệu, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 50%

EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam

Mỹ chuẩn bị điều tra kép gỗ dán Việt Nam

EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam

Lạng Sơn – Quảng Tây: Cùng tìm biện pháp thông quan hàng hóa qua cửa khẩu của 2 bên

Tạm giữ hơn 25 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại kho lạnh ở Móng Cái

Một doanh nghiệp nợ thuế gần 1 tỷ đồng, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh

Không sử dụng hoá đơn và mã số thuế của Công ty sản xuất thép Úc SSE từ ngày 22/5/2025

Thu giữ trên 1,5 tấn chân gà đông lạnh, không rõ xuất xứ tại TP. Lào Cai

Lạng Sơn: Chốt chặn ngăn hàng lậu và xuất nhập cảnh trái phép

Phát hiện một lượng lớn tất chân có dấu hiệu giả xuất xứ và nhãn hiệu tại Hà Nội

Hộ kinh doanh “chạy nước rút” trước thời điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực

Hạn cuối nộp giấy đề nghị gia hạn thuế và tiền thuê đất là ngày 30/5/2025

Chính sách thuế đối với cá nhân trúng thưởng khi chơi casino

Kê khai, thu nộp các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Hộ kinh doanh dễ dàng áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
