Đánh giá lại GDP sẽ đưa ra bức tranh kinh tế xác thực hơn
Vốn hóa thị trường chứng khoán có thể đạt 100% GDP vào năm 2020 | |
ĐBQH: Không thể đánh giá lãnh đạo tỉnh chỉ bằng GDP | |
Đánh giá lại GDP: Chỉ là cập nhật số liệu đầy đủ, chính xác hơn |
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. |
Xin ông cho biết việc tính toán lại GDP thực chất được thực hiện như thế nào?
GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, chỉ tiêu này không chỉ phản ánh quy mô, tiềm lực của nền kinh tế mà còn là cơ sở để tính toán nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đòn bẩy quan trọng khác. Trong quá trình biên soạn chỉ tiêu GDP có nhiều vấn đề phát sinh cần phải rà soát, đánh giá lại cả trong ngắn hạn và dài hạn. Vì thế, việc đánh giá lại GDP là theo thông lệ quốc tế khi có nguồn thông tin tốt hơn, khi có những quy định mới về lý luận, phương pháp luận của thống kê thì cơ quan thống kê thực hiện đánh giá lại. Nhưng việc đánh giá lại này vẫn sử dụng phương pháp như định kỳ hàng năm để tính toán lại GDP là phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng, để đảm bảo tính nhất quán.
Thưa ông, số liệu có phù hợp với thực tế khi việc tính toán lại khiến tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2010-2017 tăng tới 24,5%?
Đánh giá lại quy mô GDP tăng hay giảm, kích cỡ như thế nào phụ thuộc và thực tế của từng nền kinh tế. So sánh với các nước cũng đánh giá lại, thì có những nước chỉ tăng khoảng 6-7%, nhưng có những nước tăng trên 20-30%, có nước thì tăng 60-70%. Qua nghiên cứu của chúng tôi, khi Mỹ đánh giá lại, họ chỉ cập nhật phương pháp luận mới nhưng GDP năm 2012 đã tăng thêm 560 tỷ USD, số tương đối là 3,6%. Trung Quốc năm 2012-2014 cũng đánh giá lại thì GDP tăng trên 300 tỷ USD, quy mô tăng trên 3%. Nhưng các nước thuộc khu vực Đông Âu thì khi đánh giá lại GDP tăng gần 30%. Một số nước ở châu Phi như Nigeria tăng 89%, Ghana tăng 60%... trong khi Đức thì đánh giá lại chỉ tăng 0,7%...
Trong quy trình sẽ có những yếu tố được phát hiện và thực hiện đánh giá lại. Như tại Mỹ, chỉ thay đổi phương pháp luận, còn việc thu thập thông tin của họ rất tốt, không có chuyện bị bỏ sót, không có chuyện bị khai thiếu nên quy mô thay đổi nhỏ. Nhưng Việt Nam khi đánh giá lại thì có 4 nhóm nguyên nhân khiến GDP tăng lên và 1 nhóm nguyên nhân làm GDP giảm xuống. Nhóm nguyên nhân làm tăng GDP đó là trong quá trình thu thập số liệu hàng năm không thể thu thập hết được, nên phải bổ sung thông tin từ tổng điều tra, thông tin từ hồ sơ hành chính. Hơn nữa, khi điều tra các thực thể nền kinh tế thì không cung cấp xác thực số liệu kinh doanh, thường là cung cấp thấp hơn so với thực tế. Ngoài ra, việc làm tăng GDP còn do ngành thống kê cập nhật lại theo phương pháp luận quốc tế, cập nhật lại thay đổi về bảng phân ngành, cơ cấu kinh tế, cập nhật lý luận mới về hệ thống tài khoản quốc gia 2008. Chỉ duy nhất nhóm cập nhật cơ cấu kinh tế làm thay đổi hệ số chi phí trung gian và chỉ số giá của cả nước, đã làm quy mô GDP theo giá hiện hành giảm. Từ tất cả những nguyên nhân này, tôi có thể khẳng định, việc GDP tăng thêm là hoàn toàn xác thực và phù hợp với bức tranh kinh tế của Việt Nam.
GDP được đánh giá lại tăng lên một phần nhờ vào việc bổ sung 76.000 doanh nghiệp. Ảnh: H.Dịu. |
Tuy nhiên, con số GDP tăng vẫn là cao, điều này sẽ gây tác động như thế nào đến nền kinh tế, thưa ông?
Cơ quan Thống kê luôn làm việc với quan điểm trung thực, phục vụ đất nước, sử dụng phương pháp luận tiên tiến nhất để chất lượng thống kê phù hợp. Những gì chúng tôi công bố ra hoàn toàn có chứng cứ để mang lại bức tranh xác thực về nền kinh tế. Từ bức tranh này, Tổng cục Thống kê sẽ có những báo cáo tham vấn cho Chính phủ và các bộ, ngành về các tác động của GDP đến chính sách. Chẳng hạn khi đánh giá lại quy mô GDP thì quy mô GDP bình quân đầu người tăng lên, sẽ phản ánh cơ cấu tiêu dùng khác nhau. Hay quy mô GDP tăng lên thì một loạt chỉ tiêu tính toán theo GDP hay còn được gọi là chỉ tiêu đòn bẩy liên quan đến tài khóa, tiền tệ cũng sẽ thay đổi. Lúc đó Chính phủ cũng phải có những nhìn nhận để hoạch định chính sách sao cho mới và phù hợp nền kinh tế.
Tôi lấy một ví dụ trong ngành Tài chính, khi GDP tăng lên thì tỷ lệ huy động vào ngân sách so với GDP giảm đi, lúc đó Bộ Tài chính sẽ phải đánh giá lại là trong thực tế chúng ta thu như thế nào, thu hết chưa, thu đủ chưa, hay chính sách thuế đã phù hợp để khuyến khích phát triển sản xuất hay chưa, chính sách thuế có thực sự nuôi dưỡng nguồn thu hay không… Hơn nữa, việc đánh giá lại GDP đã tính toán một loạt chỉ tiêu dẫn xuất, thấy rằng các chỉ tiêu của Việt Nam khá phù hợp với khu vực và thế giới. Như tỷ lệ thuế theo GDP khi chưa đánh giá lại khoảng 20-22%, nhưng đánh giá lại còn 17%, hoàn toàn phù hợp với các nước trong khu vực… quan chức năng đề xuất, xây dựng Chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Xin cảm ơn ông!
TS. Bùi Trinh, Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam (VIDERI): Rà soát lại quy mô GDP là việc làm bình thường của hầu hết quốc gia trên thế giới. Nhưng khi nâng GDP lên thì tỷ lệ thuế sản phẩm so với GDP của Việt Nam giảm đi, có thể dẫn đến tỷ lệ thuế sản phẩm trong GDP của Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới. Điều này có lo ngại thuế và phí đánh vào người tiêu dùng sẽ tăng lên để phù hợp thông lệ quốc tế? Hơn nữa, với việc này, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2012-2035 và kế hoạch 2021-2025 được các cấp, các ngành hoạch định dựa trên cơ sở dữ liệu cũ liệu có còn phù hợp? TS. Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế: GDP có tính tương đối và có tính “mở” chứ không bất biến tùy thuộc vào sự phát triển nền kinh tế, phương pháp và cơ sở dữ liệu tính toán quan sát được. Nhưng GDP chính xác là yêu cầu tất yếu để phục vụ các nền kinh tế quản lý nhà nước phù hợp. Hơn nữa, việc tính đủ GDP còn đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch hóa nền kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội. Vì thế, sự quan ngại về tăng thuế hay tăng nợ quốc gia khi GDP tăng lên không phải là không có cơ sở, nhưng hoàn toàn không phải là hệ quả trực tiếp của việc tính đúng, tính đủ GDP. Với Việt Nam, qua phân tích, việc đánh giá lại quy mô GDP lần này không phải là cách tính mới, mà chỉ là cập nhật số liệu đầy đủ, chính xác hơn. Việc đánh giá lại sẽ không tác động đến mục tiêu tăng trưởng GDP trong kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, mà còn có lợi cho nhiều chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước cho các mục tiêu phát triển và sự nghiệp công ích. Tất cả tùy thuộc vào mục tiêu quản lý của Nhà nước cũng như các chính sách đúng đắn từ còn số chính xác hơn của GDP. Bình Nam (ghi) |
Tin liên quan
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics